08/07/2004 10:32 GMT+7

Thịt cóc: con dao hai lưỡi

TRẦN CHÁNH NGHĨA - HỒNG CƯỜNG
TRẦN CHÁNH NGHĨA - HỒNG CƯỜNG

TTO - Nhiều bạn đọc cư ngụ trên đường Quang Trung (Gò Vấp, TP.HCM) gọi điện cho biết ngày nào cũng thế, cứ từ khoảng 8 giờ sáng, nhiều nhóm người đi xe đạp đèo theo ở phía sau thau, rổ, thúng, mủng và một tấm bảng: "Bán cóc. Làm chà bông tại nhà".

9TDRKrzm.jpgPhóng to
Bán cóc dạo trên đường Quang Trung Gò Vấp - Ảnh: T.C.N.
TTO - Nhiều bạn đọc cư ngụ trên đường Quang Trung (Gò Vấp, TP.HCM) gọi điện cho biết ngày nào cũng thế, cứ từ khoảng 8 giờ sáng, nhiều nhóm người đi xe đạp đèo theo ở phía sau thau, rổ, thúng, mủng và một tấm bảng: "Bán cóc. Làm chà bông tại nhà".

Họ đi thành từng nhóm, trang bị giống nhau một cách đồng bộ và ngay cả tấm biển chào hàng cũng được trau chuốt cẩn thận chứng tỏ đây là một hoạt động có tổ chức.

Việc bán cóc "dân lập" này liệu có an toàn không bởi đã có nhiều người tử vong vì thịt cóc ?. . .

Cóc gọi chính xác hơn là cóc nhà, có tên khoa học là Bufomalanostictus là loại động vật có xương sống thuộc lớp lưỡng thê sống rất gần gũi với con người.

Việc ăn thịt cóc không phải là điều mới mẻ. Đã có nhiều người dùng thịt cóc để chữa những căn bệnh về còi xương, suy dinh dưỡng nhưng cũng có nhiều người phải bỏ mạng sau những cuộc nhậu với thịt cóc. Như vậy, trong cơ thể của cóc cho thấy có 2 điểm đối nghịch nhau là lành tính và độc tính.

OduqnIj7.jpgPhóng to
Bột cóc baby do Công ty dược phẩm Như Thuỷ (Hà Nội) đang lưu hành trên thị trường. Ảnh: T.C.N.
Từ xưa đến nay, các chuyên gia về dinh dưỡng, các nhà khoa học, các thầy thuốc không ai phủ nhận trong thịt cóc có rất nhiều dinh dưỡng như protit (đạm) nhiều kháng vi lượng như kẽm, sắt,cali…Những dưỡng chất này đã giúp bồi bổ cơ thể người già và chữa những căn bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Nhưng bên cạnh đó, hầu như các loại cóc đều chứa rất nhiều độc tố. Chất độc trong cơ thể cóc là bufonin nằm chủ yếu ở trên da và hai tuyến lớn hình chữ C sau tai. Ngoài ra, chất độc của cóc còn có nhiều trong ngũ tạng như mật, gan, tim, đặc biệt là trứng.

Triệu chứng bị nhiễm độc cóc là khó thở, tim đập nhanh và rối nhịp rồi từ từ ngừng đập khi chất độc dồn về tim và lên não. Như vậy, có thể kết luận một cách chắn chắn rằng sử dụng thịt cóc là sử dụng con dao hai lưỡi.

Trở lại việc bán cóc dạo trong cộng đồng dân cư cho thấy hiện chưa có một đảm bảo nào đối với những người hành nghề này về độ an toàn cho người sử dụng. Thịt cóc không độc nhưng qua quá trình chặt đầu lột da, một sơ sẩy nhỏ sẽ vấy chất độc vào thịt có thể đưa đến ngộ độc.

GSTS Trần Thanh Tòng, phó chủ nhiệm khoa động vật Trường đại học khoa học tự nhiên cho biết không nên sử dụng thịt cóc vì ngoài yếu tố nhiễm độc, việc giết hại cóc một cách rầm rộ và đại trà sẽ đưa đến mất cân bằng sinh thái vì trong môi trường tự nhiên, cóc thường ăn các loại kiến đen, châu chấu, sâu non, nhện, giun đất, cuốn chiếu, chuồn chuồn, mối, ruồi nhặng và muỗi, vốn là những loại côn trùng có hại đến cuộc sống của con người.

Cùng quan điểm với TS Tòng, Bác Sĩ Kim Hưng, giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cũng khuyến cáo mọi người nên cẩn thận khi dùng thịt cóc. Theo BS Hưng, thịt cóc không phải là thực phẩm. Tuy có nhiều dinh dưỡng nhưng dễ xảy ra rủi ro trong khâu chế biến. Cách tốt nhất nên dùng các thực phẩm khác thay thế hoặc các sản phẩm có uy tín của các công ty dược phẩm bào chế từ cóc.

Sau rắn, đến lượt cóc đang đứng bên bờ vực bị tận thu tận diệt. Liệu các nhà hoat động về môi trường có ra tay kịp để chận đứng trước những hành động sát hại cóc một cách thiếu ý thức dẫn đến mất cân bằng sinh thái?

TRẦN CHÁNH NGHĨA - HỒNG CƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên