03/03/2004 23:02 GMT+7

Sinh viên lo tìm việc hơn lo học tốt nghiệp

Theo Người lao động
Theo Người lao động

Các trường đại học Nhật Bản đang đứng trước thách thức phải cải tổ để chấm dứt tình trạng sinh viên do mải mê tìm việc nên lơ là chuyện học hành. Những tháng đầu năm là thời kỳ mà sinh viên (SV) các trường đại học ở Nhật Bản bắt đầu gõ cửa các công ty để hy vọng kiếm được việc làm.

21lsXW9i.jpgPhóng to
Sinh viên năm 3 đang xem những tờ hướng dẫn tại một hội chợ việc làm ở Nhật Bản
Các trường đại học Nhật Bản đang đứng trước thách thức phải cải tổ để chấm dứt tình trạng sinh viên do mải mê tìm việc nên lơ là chuyện học hành. Những tháng đầu năm là thời kỳ mà sinh viên (SV) các trường đại học ở Nhật Bản bắt đầu gõ cửa các công ty để hy vọng kiếm được việc làm.

Họ dễ dàng được chấp nhận bởi theo truyền thống của xã hội Nhật, họ ăn mặc gần như giống nhau, cũng những bộ trang phục đen dành cho ứng viên tìm việc nhằm tạo ấn tượng tốt trong các cuộc phỏng vấn. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ không phải là những SV tốt nghiệp sắp gia nhập lực lượng lao động vào tháng 4: Họ vẫn đang học năm thứ 3.

Ở Nhật, tìm việc làm không bao giờ được xem là quá sớm. Chính vì mải chú tâm vào chuyện tìm việc, họ dần xao lãng chuyện học hành. Tình trạng này đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát. Giờ đây, SV Nhật trở nên nổi tiếng vì chuyện không tập trung vào việc học sau khi dồn sức kiếm càng nhiều tín chỉ càng tốt trong 2 năm đầu để có thể rảnh rang tìm việc làm từ năm thứ 3.

Một giáo sư dạy tại trường đại học tư thục hạng trung ở trung tâm Tokyo cho rằng nguyên nhân là SV chỉ cần bỏ ra chút ít công sức cũng đủ giành được một tín chỉ. Giáo sư này cho biết các SV của ông không chuẩn bị các bài thuyết trình, cũng chẳng ôn lại những gì đã học.

Các tài liệu mà ông khuyên SV nên tìm hiểu thêm hầu như không được ai chú ý. Hầu hết các SV cũng chẳng quan tâm đến việc ghi chú trong lúc ông giảng bài. Chỉ trước mỗi kỳ thi, số đông SV này mới mượn bài ghi chép của các SV chăm chỉ và đem đi sao chép.

Còn sau kỳ thi, giảng đường đầy những tập ghi chép bài giảng bị vất đi. Giáo sư này thốt lên: “Nó giống như trung tâm cá ngựa sau một chặng đua khi các tay đánh cá không còn cần đến tờ hướng dẫn”.

Tình trạng này cũng thịnh hành ngay cả ở những đại học công lập và tư thục tốt nhất Nhật Bản. Giáo sư Takeshi Sasaki, Hiệu trưởng Trường Đại học Tokyo, gần đây ta thán: “Giới trẻ luôn tự hào về việc họ chẳng cần học nhiều trong những năm ngồi ghế giảng đường. Nhưng 4 năm mà không học hành gì cả sẽ có tác động rất lớn đến cuộc đời sau này của họ”.

Ngay cả khi lãnh đạo ngành giáo dục biết được những gì đang xảy ra, họ cũng ít khi can thiệp bởi không chỉ là lỗi của SV. Những người sử dụng lao động sau này nhìn chung ít quan tâm đến việc học tập của SV. Họ chỉ chọn ứng viên tìm việc qua lời giới thiệu của các giáo sư hoặc qua bạn bè cũ, còn nếu không, qua các kỳ thi và phỏng vấn.

Việc sử dụng Internet để tuyển người chỉ làm tình hình trở nên nghiêm trọng. Một giáo sư bực mình khi thấy những SV ông dẫn đi qua đêm để thảo luận về các công trình nghiên cứu cứ lo ra vì chờ phản hồi của các nhà tuyển dụng qua chiếc điện thoại di động.

Nhưng từ tháng 4 tới, Trường Đại học Tokyo và nhiều trường đại học công lập khác sẽ được hoạt động độc lập. Điều này buộc họ phải xem xét kỹ càng tình hình tài chính và tìm giải pháp như tăng lương để thu hút các giảng viên tài giỏi. Các vấn đề trên và những thay đổi song song khác may ra giúp các trường đại học thay đổi hình ảnh đó không phải là nơi xả hơi của SV.

Theo Người lao động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên