Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 1.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, tính đến hết năm 2016, quỹ đất dành cho giao thông mới đạt 1,93km/km2, trong khi theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tỉ lệ này phải đạt 10-13,3km/km2.

Diện tích đất dành cho giao thông của thành phố hiện khoảng 7.498 ha, trong khi theo quy hoạch, con  số phải đạt là 22.305 ha.

Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 3.

Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng hiện mới đạt 8,23%, trong khi theo quy hoạch, tỉ lệ này phải đạt 22,3%.  

Không những thế, hơn 70% đường tại TP.HCM hẹp hơn 7m, gây khó cho việc phát triển vận tải công cộng. 

Hiện xe buýt và taxi mới đáp ứng 9,3% nhu cầu đi lại của người dân TP. Các loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn như metro, xe buýt nhanh - BRT vẫn đang nằm trên giấy hoặc ngổn ngang trên công trường.  

Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 4.

Và hệ thống giao thông rất thiếu chuẩn đó đang phải gánh một số lượng phương tiện giao thông cá nhân không lồ và liên tục tăng. 

Tính đến ngày 15-6-2017, TP.HCM có 7,4 triệu xe máy và 652.389 ôtô, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.  

Các tuyến đường của thành phố đều quá tải, kẹt xe thường xuyên, nhất là vào giờ cao điểm trên các tuyến đường ra vào thành phố, cảng biển, sân bay và các tuyến đường trung tâm.

Theo số liệu từ cổng thông tin điện tử về giao thông thành phố, vận tốc ôtô trên các trục đường chính hiện chỉ là 22km/h, chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra trên đường không xử lý kịp thời sẽ gây ùn ứ.

Theo kế hoạch được UBND TP ban hành để thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016-2020, đến năm 2020, tỉ lệ đất giành cho giao thông của thành phố phải chiếm 12,2% đất xây dựng đô thị.  

Một chỉ tiêu khác là khối lượng vận tải hành khách công cộng phải đáp ứng được từ 15-20% nhu cầu giao thông đi lại của người dân thành phố.

Cùng với đó là kìm hãm và giảm dần số vụ ùn tắc giao thông, giảm 5% số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông hàng năm.

Đây đều là những chỉ tiêu mà UBND TP.HCM xác định phải phấn đấu để đạt được.

Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 6.

Tuy vậy, theo ông Ngô Hải Đường - trưởng phòng quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM, với tình hình đầu tư xây dựng hiện nay, rất khó đạt các tiêu chỉ về quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM dự báo từ nay đến năm 2020, dân số và số lượng phương tiện giao thông cá nhân sẽ tiếp tục tăng. Điều kiện ngân sách thành phố tiếp tục gặp khó khăn, nên trong giai đoạn 2016-2020 sẽ có nhiều trở ngại trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.  

Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 7.

Đó là 162.000 tỉ đồng - số tiền còn thiếu cho 32 dự án đang chờ, theo ông Bùi Xuân Cường - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

Theo ông Trần Việt Thắng - phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển đô thị ĐHQG TP.HCM - hiện thành phố đang cần 553.879 tỉ đồng kinh phí đầu tư cho 203 dự án nhằm đáp ứng các mục tiêu được đề ra trong quy hoạch tổng thể về giao thông đến năm 2025. Nhưng ngân sách của thành phố hiện chỉ mới đáp ứng được 31,8%.  

Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 8.

Các dự án đang chờ đợi đều cấp bách: Đường trên cao số 1 (Q.Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh) cần khoảng 17.500 tỉ đồng.; đường trên cao số 5 (Q.12, Thủ Đức) cần khoảng 15.405 tỉ đồng; đường trên cao từ sân bay Tân Sơn Nhất đến đường Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh) cần khoảng 3.288 tỉ đồng.

Bên cạnh đó là các dự án đường vành đai 2: Đường nối từ Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh); đường nối từ cầu Phú Hữu đến nút giao thông Bình Thái - Xa lộ Hà Nội (Q.9); và đường nối từ Bình Thái đến nút giao thông Gò Dưa (Q.9, Thủ Đức).

Một số dự án đang cần vốn khác là trung tâm điều hành giao thông thông minh (toàn thành phố) cần 6.000 tỉ đồng; tuyến buýt nhanh - BRT số 4 dọc theo trục đường Phạm Văn Đồng cần 1.635 tỉ đồng.  

Hệ thống giao thông rất thiếu chuẩn đang phải gánh một lượng phương tiện giao thông cá nhân không lồ và liên tục tăng

Các nguồn vốn ưu tiên để giải quyết bức xúc này là từ khai thác, đấu giá quỹ  đất công; huy động theo hình thức PPP (hợp tác công - tư), ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức); phát hành trái phiếu của chính thành phố.

Mới đây, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng cho thành phố áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt để thực hiện đầu tư theo hình thức PPP đối với các dự án do nhà đầu tư đề xuất, có tính khả thi cao, mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích cho nhà nước.

Cơ chế này sẽ áp dụng cho 24 dự án, gồm 3 dự án khép kín đường vành đai 2, đường trên cao số 1, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 22, xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, xây dựng bãi đậu xe ngầm tại công viên văn hóa Tao Đàn…

Thành phố đồng thời đề xuất cho phép thực hiện theo lệnh khẩn cấp, cấp bách và cho phép UBND TP.HCM áp dụng hình thức chỉ định thầu (hình thức rút gọn) đối với bước lập dự án, khảo sát thiết kế và chỉ định thầu bước thi công xây dựng cho các dự án xây dựng cầu qua đảo Kim Cương, đường ven sông Sài Gòn, xây dựng cầu vượt bằng thép tại ngã sáu công trường Dân Chủ.

Bên cạnh đó là xây dựng các cơ chế đột phá trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị chậm trễ trong giải phóng mặt bằng và tái định cư, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm. Chính công tác giải phóng mặt bằng này cũng cần được bố trí đủ vốn.  

Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 10.

TS Nguyễn Minh Hòa (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM):

Hiện nguồn vốn để phát triển công trình giao thông vận tải TP.HCM đang thiếu thốn trầm trọng, việc tìm nguồn tiền để hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP đang là bài toán đau đầu.

Cần phải huy động nguồn vốn từ trong người dân. Cụ thể là hiện nay các ngân hàng nhận USD, vàng gửi từ người dân nhưng không trả lãi. TP.HCM có thể đưa ra chính sách huy động người dân gửi tiền, vàng vào ngân hàng và ngân hàng sẽ trả lãi, có thể là 1-2%, cam kết 5-10 năm sẽ hoàn tiền. Đồng thời phát hành trái phiếu xây dựng công trình giao thông.

Huy động nguồn tiền, vàng từ người dân có lợi hơn so với việc sử dụng nguồn vốn vay ODA. ODA có thể miễn phí 10 năm nhưng sau đó sẽ tăng lãi. Một số nguồn ODA còn có những quy tắc ràng buộc như sử dụng nhân công, nhà thầu, vật liệu xây dựng và sản phẩm của họ.

Điều quan trọng là phải khiến người dân tin tưởng tiền gửi của họ được an toàn, có lãi và chắc chắn được dùng để phục vụ các công trình mà sau khi hoàn thành chính họ sẽ được thụ hưởng.

Ông Trần Việt Thắng (Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển đô thị - ĐHGQ TP.HCM):

Các giải pháp giảm ùn tắc giao thông cần tác động tới 4 yếu tố: người tham gia giao thông, hệ thống vận tải, hạ tầng giao thông, các đơn vị quản lý giao thông.

Cần ưu tiên đầu tư các tuyến đường phục vụ xe bus; hạn chế phát triển xe cá nhân, khuyến khích đi bộ và sử dụng các phương tiện công cộng. Cần giảm bớt phát triển các cơ sở dịch vụ, cao ốc, chung cư cao tầng làm gia tăng dân số ở khu vực trung tâm. Đồng thời tạo ra những khu trung tâm mới đủ đối trọng với trung tâm hiện hữu để chia nhỏ lượng người đổ dồn về một điểm.

Về hạ tầng giao thông, cần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các công trình; xây dựng các đường vành đai đô thị để phân luồng phương tiện từ ngoại thành vào nội thành; ưu tiên xây hệ thống cầu chui, cầu vượt.

Còn các đơn vị quản lý giao thông cần được quy hoạch đồng bô, hiệu quả, có tầm nhìn dài hạn.

Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 14.

Sài Gòn đường chật xe đông, dự án giao thông nằm chờ vốn - Ảnh 15.

NGỌC ẨN - TÂM ĐỨC
NAM TRẦN - HỮU THUẬN
VIỆT THÁI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên