30/12/2016 10:00 GMT+7

​Phụ nữ và bệnh tim mạch

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Nhiều người nghĩ rằng bệnh tim mạch cơ bản là bệnh của đàn ông, điều đó thực sự là một sai lầm lớn. Trên thế giới, bệnh tim và bệnh mạch máu là kẻ giết người số 1 của phụ nữ và thiệt hại về tài chính gấp 2 lần so với căn bệnh ung thư.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá góp phần quan trọng gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư và nhiều vấn đề bất lợi khác đối với sức khỏe. Bỏ hút thuốc lá bất kể vào thời điểm nào trong cuộc đời cũng đều có lợi, tuy nhiên bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt.

Lựa chọn loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa thấp và giữ cho mình một trọng lượng khỏe mạnh

Cholesterol trong máu cao là một trong những nguyên nhân chính làm tắc nghẽn động mạch. Phụ nữ có lượng cholesterol trong máu thấp hơn so với nam giới trong nhiều năm của cuộc đời cho đến khi ở độ tuổi 60. Điều này xảy ra do một phần có sự suy giảm hoạt động của các nội tiết tố. Ngoài chất cholesterol toàn phần cần thiết phải làm các xét nghiệm để kiểm tra các chất béo khác như HDL cholesterol và triglyceride, đây là những chất béo đặc biệt quan trọng ở phụ nữ. Thay đổi lối sống, bao gồm ăn uống hợp lý làm giảm cholesterol toàn phần, tăng HDL cholesterol, giảm triglyceride sẽ rất có lợi cho  tất cả phụ nữ.

Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tăng mức cholesterol trong máu. Nó cũng có xu hướng làm cho bệnh tim mạch nặng hơn.

Giữ cơ thể khỏe mạnh và ăn uống ít chất béo bão hòa không có nghĩa là cuộc sống  phải chịu một chế độ ăn kiêng kéo dài dẫn đến thiếu chất và suy kiệt. Muốn giảm cân nặng bạn nên tránh ăn quá nhiều và quá nhanh trong các bữa ăn hàng ngày và không nên ăn vặt, ăn tùy tiện, ăn theo sở thích, đây là những thói quen rất nguy hiểm dẫn bạn đến nguy cơ phải đối đầu với nhiều loại bệnh tật.

Theo dõi huyết áp

Tăng huyết áp ngày càng gia tăng, đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh.

Hơn 65 tuổi, phụ nữ có nhiều khả năng để phát triển tăng huyết áp cao hơn nam giới.

Bởi vì tăng huyết áp thường không có triệu chứng cho đến khi nó đã gây ra những biến chứng nặng nề. Bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra huyết áp mỗi 2 năm 1 lần, nếu bạn không bị tăng huyết áp thì tái khám lại mỗi 2 năm, nếu bạn bị tăng huyết áp trong quá khứ, hoặc vẫn còn cao, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn.

Nếu bạn đã bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm thế nào để kiểm soát nó.

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Có nhiều hình thức tập luyện như đi bộ, làm vườn, đạp xe, hoặc bơi lội..., tất cả đều phù hợp.

Một vài gợi ý về luyện tập hàng ngày:

 - Đi bộ đến một hoặc hai điểm dừng xe buýt.

 - Đi bộ đi ăn mỗi buổi trưa.

 - Tổ chức các nhóm để vào phòng tập thể dục, aerobics hoặc bơi lội.

 - Yêu cầu giúp đỡ đào tạo các môn thể thao tại trường học.

 - Tổ chức các gia đình đi chơi dã ngoại như đi dạo trong rừng, đạp xe đạp, hoặc đi bộ sau bữa ăn tối.

 - Khuyến khích một nhóm đi bộ trong khu vực lân cận của bạn.

Chú ý: nếu bạn ở trong các trường hợp sau thì nhất thiết phải gặp bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp tập luyện. 

Bạn đang trên 45 tuổi và bạn hút thuốc lá hoặc có huyết áp cao; hay có cholesterol trong máu cao; hay đang rất thừa cân, tập thể dục gây đau ngực, tập thể dục vừa phải làm cho bạn khó thở, bạn nghĩ bạn có thể có bệnh tim.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên