08/07/2012 20:25 GMT+7

Phát hiện lỗ đen vũ trụ mới

TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)
TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)

TTO - Các nhà thiên văn quốc tế vừa phát hiện lỗ đen vũ trụ mới, có kích cỡ trung bình, cách trái đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng. Hố đen này được đặt tên là HLX-1.

BAj6HXXl.jpgPhóng to

Hố đen vũ trụ mới nằm ở trung tâm các vòm sao lớn - Ảnh: National Geographic

Các nhà thiên văn học đặt tên cho hố đen vũ trụ mới là HLX-1, được phát hiện bởi kính không gian Chandra, và SWIFT của Mỹ. Các nhà khoa học cho biết, hố đen HLX-1 phóng ra vô số chùm tia X và bức xạ mạnh.

Theo chuyên gia Natalie Webb thuộc trung tâm nghiên cứu bức xạ vũ trụ tại Pháp: “HLX-1 gây ra những tác động giống hố đen cỡ nhỏ, song kích thước lớn hơn. Nó là một ví dụ điển hình về hố đen cỡ vừa.”

Webb cho rằng, hố đen cỡ vừa HLX-1 nằm ở vị trí trung tâm các vòm sao lớn - nơi mà hàng trăm ngôi sao di chuyển sát nhau và chịu tác dụng bởi lực hấp dẫn. Hoặc thể nó là tàn dư của vũ trụ từ thuở sơ khai.

Tuy nhiên, sự tồn tại của hố đen cỡ trung bình này sẽ giúp các nhà khoa học lý giải được quá trình hình thành của hố đen siêu lớn. Webb cho biết thêm, khi hố đen trung bình nuốt một lượng vật chất có khối lượng ít nhất một triệu lần mặt trời, nó sẽ trở thành hố đen siêu lớn.

TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: vũ trụ hố đen HLX1