29/09/2020 10:26 GMT+7

Nỗi lo của cây cổ thụ

BÚT BI
BÚT BI

TTO - Tui lo bị chặt quá ông ơi! - Sao lại chặt bà? Bà đang khỏe mà, có chặt thì nhằm mấy ông bà bị bệnh, sâu mọt chứ.

Nỗi lo của cây cổ thụ - Ảnh 1.

- Ai biết được. Ông không thấy năm ngoái chỉ có một cây phượng đè chết học sinh mà các trường chặt một loạt cây sao? Chặt trụi lủi rồi cũng chỉ bị phê bình, rút kinh nghiệm thôi.

- Đó là cây trong sân trường, lo cho trẻ em. Còn bà đang ở ngoài đường, liên quan gì!

- Do hôm rồi có cây đè chết người đi đường, tui cũng sợ người ta đi chặt các nơi khác, cả tui lẫn ông đều có khả năng về nơi chín suối.

- Sao có thể chặt bậy được? Tui và bà đang khỏe mạnh, muốn chặt phải có quy định, phải kiểm tra, báo cáo chứ. Vả lại hôm rồi bà nghe mấy người chăm sóc chúng ta nói đó thôi, họ cũng không dám chặt vì sợ... dư luận mà!

- Không biết được đâu, hên xui. Tui sợ chết, sợ phải xa ông lắm.

- Bà bi quan quá. Tui nói vậy bà còn lo gì nữa?

- Sợ họ chặt lầm hơn bỏ sót ông à!

Cây xanh ngã đè người đi đường: Đã đến lúc cho cây lâu năm Cây xanh ngã đè người đi đường: Đã đến lúc cho cây lâu năm 'nghỉ hưu'?

TTO - Tại TP.HCM hiện nay có hàng trăm cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp. Sau các tai nạn cây xanh, nhiều ý kiến cho rằng cây cũng cần 'nghỉ hưu' như con người, cần phải trồng thay mới để giảm thiểu nguy cơ tai nạn 'từ trên trời rơi xuống'.

BÚT BI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên