14/06/2017 16:20 GMT+7

​Những loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bệnh trạng cũng khác nhau, vì vậy mỗi dược thảo chỉ thích ứng cho từng trường hợp khác nhau. Dưới đây là một vài loại dược thảo hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Nước lá dứa

Còn gọi là dứa thơm, cây lá nếp. Cây không có hoa, lá nếp thơm khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Gần đây, một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường typ 2.

Cách dùng: mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả. Trong quá trình uống lá dứa thơm, lưu ý vẫn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục.

Đậu bắp

Trong 100g quả đậu bắp có 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày), 0,2mg vitamin B1 (10%), vitamin C 21mg (35%), canxi 81mg(l0%), folacin 88mcg (44%), magiê 57mg (16%), thiamin 0,2mg (13%), ngoài ra còn có kali và mangan.

Một số tài liệu y khoa đã kết luận chất xơ hoà tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hoà tan vào nước làm tăng độ sánh trong nước. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá. Qua so sánh với insulin, đậu bắp không hiệu quả mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt đường huyết xuống dưới bình thường.

Cần theo dõi lượng đường huyết hàng ngày để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân. Riêng việc phối hợp và gia giảm với các loại thuốc tân dược hay đông dược khác, cần thường xuyên kiểm tra đường huyết nhằm điều chỉnh lượng thuốc cho thích hợp, tránh bị hạ đường huyết gây nguy hiểm cho cơ thể.

Trái và dây khổ qua

Theo Đông y, khổ qua hay còn gọi là mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, khổ qua có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.

Ngoài ra, khổ qua còn có các tác dụng dược lý sau:

- Chống các gốc tự do-nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...

- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.

- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường typ 2.

Rau má

Theo Đông y, rau má vị đắng tính hàn. Vào 3 kinh can, tỳ và thận. Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má.

Rau má tươi xay ra uống (không đường), 02-03 ly/ngày, tùy bệnh nặng hay nhẹ, rất hiệu quả.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên