18/11/2016 18:26 GMT+7

Người dân hồn nhiên buôn bán bên “bom nổ chậm”

QUANG THẾ
QUANG THẾ

TTO - Sau vụ nổ trạm biến áp trên phố Nguyễn Thị Minh Khai (Q. Hà Đông) chiều 17-11 khiến 1 người chết, 4 người bị thương, tại nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội người dân vẫn thản nhiên buôn bán cạnh những “quả bom nổ chậm”.

Tận dụng “bom nổ chậm” để làm nơi kinh doanh trà đá, sạp báo trên phố Phan Đình Phùng - Ảnh: Quang Thế
Tận dụng “bom nổ chậm” để làm nơi kinh doanh trà đá, sạp báo trên phố Phan Đình Phùng - Ảnh: Quang Thế

Ghi nhận của PV Tuổi Trẻ, nhiều trạm biến áp ở các phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm như Hàng Cót, Lương Ngọc Quyến, ngã tư Hàng Điếu - Bát Đàn, Phan Đình Phùng… đang bị nhiều hộ dân chiếm dụng quảng cáo, kinh doanh hàng quán.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Ánh Dương - giám đốc Công ty điện lực Hà Đông - cho biết thường ở các trạm biến áp đều có biển cảnh báo nguy hiểm.

Ngành điện luôn có khuyến cáo chung với những người dân sống cạnh trạm biến áp. Tuy nhiên khoảng cách cụ thể bao nhiêu là an toàn thì không có trong văn bản.

Về câu hỏi chất lượng của máy biến áp đã nổ được dư luận đặt ra, ông Dương cho biết máy biến áp bị nổ là máy APP cũ, cơ quan công an đã trưng cầu hết hồ sơ. Công ty đang tiếp tục phối hợp với cơ quan CSĐT làm rõ chất lượng của thiết bị này.

Cửa hàng kinh doanh, nhà dân trên phố Hàng Bồ nằm cạnh một “quả bom nổ chậm” - Ảnh: Quang Thế
Cửa hàng kinh doanh, nhà dân trên phố Hàng Bồ nằm cạnh một “quả bom nổ chậm” - Ảnh: Quang Thế
Nhân viên quán phở ở ngã tư Hàng Điếu - Bát Đàn thường xuyên rửa bát dưới chân trạm biến áp - Ảnh: Quang Thế
Nhân viên quán phở ở ngã tư Hàng Điếu - Bát Đàn thường xuyên rửa bát dưới chân trạm biến áp - Ảnh: Quang Thế
Hàng quán bày bán cạnh trạm biến áp trên phố Hàng Cót (Q. Hoàn Kiếm) - Ảnh: Quang Thế
Hàng quán bày bán cạnh trạm biến áp trên phố Hàng Cót (Q. Hoàn Kiếm) - Ảnh: Quang Thế
Sửa xe, bán hàng rong cạnh trạm biến áp - Ảnh: Quang Thế
Sửa xe, bán hàng rong cạnh trạm biến áp - Ảnh: Quang Thế
Cạnh 2 trạm biến áp này là một nhà hàng bán bia hơi - Ảnh: Quang Thế
Cạnh 2 trạm biến áp này là một nhà hàng bán bia hơi - Ảnh: Quang Thế

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết theo điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì:

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

QUANG THẾ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên