29/08/2006 17:08 GMT+7

Nghiên cứu sinh Việt Nam giúp bảo tồn cây hiếm ở Úc

Theo UQ News - Người Viễn Xứ
Theo UQ News - Người Viễn Xứ

Nghiên cứu sinh Trường Đại học Queensland, Úc - anh Lê Thạch, đang giúp cứu một trong những loài cây bụi bản địa quý hiếm nhất của Queenland, cùng với hai loại cây cùng loài quý hiếm khác đang trên đà sụt giảm số lượng.

c4vlgigp.jpgPhóng to
Reticulated Holly
Nghiên cứu sinh Trường Đại học Queensland, Úc - anh Lê Thạch, đang giúp cứu một trong những loài cây bụi bản địa quý hiếm nhất của Queenland, cùng với hai loại cây cùng loài quý hiếm khác đang trên đà sụt giảm số lượng.

Ba trong số các loại cây bụi trên đang ra hoa thuộc giống Graptophyllum, mang tên Holly - leaved Fuchsia, Scarlet Fuchsia và Reticulated Holly đều đang trong tình trạng nguy hiểm và còn lại rất ít. Reticulated Holly là một trong những cây quý hiếm của bang, chỉ còn lại khoảng 1.500 cây trên bờ biển Ánh Nắng, trong khi cây Holly - leaved Fuchsia quý hiếm khác mọc ở khu Bờ Nam. Loại cây thứ tư mang tên Queensland Holly thông thường mọc ở khắp bang.

Anh Lê Thạch, nghiên cứu sinh đang theo học lấy bằng tiến sĩ tại Trường Sinh học Tổng hợp, muốn biết tại sao 3 trong số 4 loại cây trên bị nguy hiểm và hiếm. Anh đã thí nghiệm cách phản ứng của mỗi cây đối với sự khô hạn, đất thiếu chất dinh dưỡng và ánh sáng quá mức. Anh vất vả đi suốt những cánh rừng ở miền Nam Việt Nam để nghiên cứu những loại cây bản địa, gọi là Dầu Cát, được dùng làm gỗ, làm than và sử dụng như nhựa thông trong việc trám, chống thấm nước, làm sơn và vécni.

Lê Thạch đã so sánh những đặc điểm của những loại cây bụi ở Queenland với cây Dầu Cát để giúp giải thích sự khan hiếm của những loại cây này. Kết quả nghiên cứu tuy chưa đi đến kết luận cuối cùng, nhưng anh tin rằng sự khan hiếm của các loại cây tại Queenland là do tác động của tiến trình quang hợp, tỉ lệ tăng trưởng, việc ra lá và mọc rễ.

Kế hoạch tái trồng cây giai đoạn 2007-2011 của Úc

Lê Thạch cũng bác bỏ tính đa dạng về gen là nguyên nhân của sự khan hiếm. “Sự hiểu biết về vùng đất cây ưa mọc, đặc biệt là khả năng chịu đựng đối với những tác động từ môi trường của mỗi loại cây là cần thiết để tiến hành việc bảo tồn và quản lý” - anh cho biết.

Tất cả những loại cây bụi ở Queensland đều phát triển chiều cao dưới 5m và nở hoa hoặc là màu đỏ hoặc là màu hoa cà. Lê Thạch nói, mối đe dọa đối với cây Reticulated Holly là sự phát triển và mở rộng diện tích của thành phố, cỏ dại, lửa và sự thiếu hụt hạt giống.

Kết quả nghiên cứu của anh sẽ là một phần trong kế hoạch tái trồng cây giai đoạn 2007-2011 của Cơ quan Bảo vệ môi trường Queensland. Công trình nghiên cứu của Lê Thạch được sự hướng dẫn của giáo sư Christa Critchley và Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM.

Theo UQ News - Người Viễn Xứ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên