05/09/2006 09:18 GMT+7

Một BS thành công trong ghép xương tự thân

Theo ANH TÙNG - Khoa học phổ thông
Theo ANH TÙNG - Khoa học phổ thông

Phương pháp ghép xương tự thân của BS. Phan Cảnh Cương (ảnh), giám đốc Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn, tỏ ra có hiệu quả, giảm chi phí, phù hợp với tuyến tỉnh và khu vực. Trong 6 năm qua, BS. Cương đã ghép xương tự thân cho trên 50 trường hợp.

DQLWeK4s.jpgPhóng to
Phương pháp ghép xương tự thân của BS. Phan Cảnh Cương (ảnh), giám đốc Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn, tỏ ra có hiệu quả, giảm chi phí, phù hợp với tuyến tỉnh và khu vực. Trong 6 năm qua, BS. Cương đã ghép xương tự thân cho trên 50 trường hợp.

Có 3 cách ghép xương: ghép tự thân (tức là lấy của người đó ghép cho chính họ); ghép xương đồng loại (lấy của bố con, người cùng huyết thống ghép cho nhau); ghép xương khác loài (lấy xương của loài vật khác ghép cho con người). Theo BS. Cương, trong 3 cách ghép trên, cách thứ nhất là tiện ích hơn cả, không đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phòng thí nghiệm tối tân, phòng mổ cao cấp, thuốc chống thải ghép...

Ghép tự thân có 2 cách: thông thường là lấy nguyên đoạn xương có cuống (có đầy đủ mạch máu), sau đó ghép với xương bị mất, cố định xương và nối mạch máu với nhau, dưới dạng vi phẫu thuật. Cách này khá đơn giản ít rủi ro nhưng yêu cầu cao là lấy nguyên xương có cuống.

Còn cách của BS. Cương là ghép xương rời, lấy bất kỳ đoạn xương nào trong cơ thể để ghép. Thông thường lấy xương mác cùng bên với xương chày để nối cho xương bị mất do tổn thương hay do bẩm sinh bị ngắn một đoạn chân, chân bị cong vẹo, vòng kiềng... Đầu tiên bóc tách, lấy đoạn xương ghép (thường không dài quá 15 cm) cho bằng với đoạn xương đã mất, hay đoạn xương bị thiếu hụt, xử lý sạch hai đầu xương. Sau đó ghép đoạn xương với đầu xương cần ghép, sao cho liền khít vào nhau, rồi dùng nẹp vít cố định lại.

Bệnh nhân xuất viện sau phẫu thuật khoảng một tuần. Nhưng để cho đoạn xương liền nhau thì cần 4-6 tháng. Khi đó bệnh nhân có thể đi lại với dáng đi bình thường, có thể làm việc nặng nhọc. Nếu bị thiếu đoạn xương quá dài trên 15 cm thì bệnh nhân phải dùng giày, dép, đôn cao cho cân bằng. Trong 50 ca ghép xương tự thân của BS. Cương, 48 ca thành công, không có biến chứng, chỉ có hai ca do mắc chứng tiêu xương bẩm sinh nên bệnh nhân trở lại trạng thái ban đầu.

BS. Cương cho biết ưu điểm của ghép xương tự thân là không sợ hiện tượng thải loại của cơ thể, phù hợp với điều kiện thiếu trang thiết bị của tuyến tỉnh, khu vực. Bệnh nhân nghèo không phải đi tuyến trung ương để ghép vừa tốn thời gian vừa tốn tiền của. Ghép tại chỗ đỡ chi phí cho người nghèo, làm cho người nghèo có cơ hội chỉnh hình, không phải vì nghèo mà chịu bệnh tật suốt đời. Mỗi ca ghép tự thân tại Trung tâm Quy Nhơn chi phí chỉ bằng một ca mổ xương bình thường.

Ghép xương tự thân là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của BS. Cương, trong hai năm 2005-2006. Vừa qua Hội đồng khoa học cấp Bộ nghiệm thu giai đoạn 1 và đánh giá là có kết quả cao. Hội đồng khuyến cáo nên đưa vào áp dụng rộng rãi trong thực tế.

Theo ANH TÙNG - Khoa học phổ thông
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên