06/04/2017 08:20 GMT+7

Môi trường kêu gọi, văn chương đáp lời

BÙI THANH TRUYỀN
BÙI THANH TRUYỀN

TTO - Sự hồi đáp của khoa học văn chương trước tiếng kêu cứu của môi trường là tư tưởng xuyên suốt chuyên luận gần 600 trang của Nguyễn Thị Tịnh Thy với cái tựa đầy tính thời sự: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương.

*** Error ***
Sách do NXB Khoa Học Xã Hội ấn hành - Ảnh: Quang Định

Cuốn sách tiếp cận một vấn đề tưởng quen mà rất lạ. Quen bởi môi trường sinh thái đã song tồn với tiến trình kiến tạo con người, đến nỗi đôi khi ta cơ hồ không còn ý thức về sự hiện diện của nó.

Lạ bởi sinh quyển tự nhiên, xã hội với bao phẩm tính, quan hệ phức tạp, trong bối cảnh hiện nay, là mối quan tâm hàng đầu của các ngành khoa học, trong đó có khoa học văn chương, để góp phần giải bài toán về sự phát triển bền vững của nhân loại.

Vừa lên án sự tàn nhẫn, vô trách nhiệm của con người đối với sinh thái, cảnh báo nguy cơ sinh thái đối với con người, chuyên luận đồng thời cũng khẩn thiết kêu gọi, cổ vũ chúng ta biết sống vô sự, sống có trách nhiệm với tự nhiên, biết tự điều chỉnh nhận thức, hành xử của bản thân với môi trường để xứng với danh hiệu “Người ta - hoa đất” - một triết lý sống mang đậm tinh thần sinh thái nhân văn của dân tộc.

Việc vận dụng thuần thục, hiệu quả phương pháp liên ngành, phê bình hậu hiện đại để tiếp cận với những vấn đề quan thiết của nhân loại, của Việt Nam như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sinh hoạt, văn hóa, sự hòa kết giữa lý luận và thực tiễn… khiến chuyên luận không hàn lâm, nặng nề mà rất sát hợp với thị hiếu, tâm cảm của bạn đọc.

Công trình cho thấy sự nhạy cảm, bản lĩnh, cái tâm và trách nhiệm công dân của người trí thức đối với thực trạng xã hội hôm nay trên tinh thần “môi trường kêu gọi, văn chương đáp lời”.

BÙI THANH TRUYỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên