03/01/2016 13:28 GMT+7

Kết hôn quá dễ, coi chừng thành "cường quốc" xuất khẩu cô dâu

Luật sư ĐÀO THỊ BÍCH LIÊN  (Đoàn luật sư TP.HCM)
Luật sư ĐÀO THỊ BÍCH LIÊN (Đoàn luật sư TP.HCM)

TT - Luật hộ tịch mới có hiệu lực từ 1-1-2016 đã giao quyền giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài về cho quận huyện và bỏ thủ tục phỏng vấn khi kết hôn.

Chờ làm thủ tục hộ tịch tại Sở Tư pháp TP.HCM - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ
Nhiều người nước ngoài chờ làm thủ tục hộ tịch tại Sở Tư pháp TP.HCM - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ

Một thực tế mà xã hội ta hàng chục năm qua phải chứng kiến là vấn nạn kết hôn vì nhu cầu xuất ngoại, nhu cầu kinh tế; hoàn toàn vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình, vi phạm thuần phong mỹ tục, xâm hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người phụ nữ.

Để ngăn chặn tình trạng này, cơ quan thẩm quyền đã có những nỗ lực đáng ghi nhận.

Quy định như phỏng vấn khi xin cấp chứng nhận độc thân, phỏng vấn trước khi cấp chứng nhận kết hôn cho cô dâu Việt và người nước ngoài cùng một số quy định khác tạo cơ sở cho cơ quan thẩm quyền bác hồ sơ đương sự, xử phạt hành chính hay xử lý hình sự các trường hợp vi phạm pháp luật hôn nhân đã tạo được sự răn đe trong cộng đồng, kéo giảm đáng kể vấn nạn này.

Luật hộ tịch mới có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 giao quyền cho UBND quận huyện nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho người nước ngoài trong điều kiện các quận huyện, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, nơi vấn nạn lấy chồng ngoại phổ biến thì thiếu nguồn lực chuyên môn (nhân viên thẩm định hồ sơ, phiên dịch...); sự kết nối với sở, ban ngành (để xác minh hồ sơ);

Không có các văn bản hướng dẫn và quy trình thẩm định (phỏng vấn đương sự) để xác định đâu là hôn nhân hợp pháp, đâu là hôn nhân vì động cơ khác mà cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Quy định trước đây như đương sự người nước ngoài phải cung cấp hồ sơ về nhân thân để cô dâu Việt xin cấp chứng nhận độc thân;

Khi nộp hồ sơ tại sở tư pháp thì có việc tham gia tư vấn của hội phụ nữ, việc tham gia phỏng vấn của các ban ngành do sở tư pháp chủ trì nhằm hạn chế các cuộc hôn nhân vi phạm pháp luật, theo quy định mới thì tất cả bị bãi bỏ.

Nghĩa là cánh cửa kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được mở tung cho công dân những nước có nhu cầu nhập khẩu cô dâu từ Việt Nam.

Nếu chúng ta không có sự điều chỉnh kịp thời Luật hộ tịch mà theo đó cô dâu Việt Nam và người nước ngoài khi kết hôn chỉ cần nộp giấy chứng nhận độc thân và các bên chỉ cần chờ không quá 15 ngày thì được UBND quận huyện cấp giấy chứng nhận kết hôn thì sẽ biến Việt Nam thành một “cường quốc” xuất khẩu cô dâu.

Luật sư ĐÀO THỊ BÍCH LIÊN (Đoàn luật sư TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên