28/04/2009 08:42 GMT+7

Hãy hành động để văn hóa xếp hàng "lây lan"

PHAN HỮU TƯ
PHAN HỮU TƯ

TTO - Văn hóa xếp hàng theo tôi hiện nay chưa được cán bộ công chức quan tâm nhiều. Lấy ví dụ: khi đến một bệnh viện, mọi người ai cũng phải chờ đợi theo kiểu "ai đến trước về trước", nhưng đối với một số công chức có quyền, họ không xếp hàng mà cứ mặc nhiên chen ngang để xin khám cho người thân của mình trước, như vậy có gọi là gương mẫu?

Việc này xảy ra hàng ngày trong xã hội. Liệu có nên giải quyết cho họ hay không và xử lý như thế nào trong khi nhiều người dân vẫn ngồi đợi. Cán bộ phải là người gương mẫu nhưng không thực hiện được thì sao người dân làm được?!

Hầu như ngày nào, đi đâu, ở đâu trên đất nước ta cũng thấy cảnh lộn xộn không xếp hàng. Nước ta là 1 nước nông nghiệp nhưng hình như người dân còn bận rộn và tranh thủ thời gian hơn các nước phát triển vì đâu đâu người ta cũng muốn nhanh hơn những người khác.

Buổi sáng hôm nay khi tôi vào quán cơm kêu 1 đĩa cơm và đợi khoảng 10 phút, vì thấy có khoảng 10 người đến trước tôi nên tôi vẫn ngồi đợi để đến lượt mình, trong lúc đó có 2 nhân viên của Ngân hàng K. (Cần Thơ) bước vào, người nữ thì rất nhã nhặn gọi đĩa cơm còn người nam thì tỏ ra rất bận rộn, luôn miệng bảo phải làm cho họ trước vì đã trễ giờ làm. Tôi nhìn đồng hồ thì quả đúng đã 7g30.

Qua sự việc trên tôi nhận thấy lớp trẻ bây giờ không có ý thức về thời gian và không hề chuẩn bị thời gian của mình nên đến việc đơn giản nhất là xếp hàng ở nơi công cộng cũng luôn muốn mình là người đi trước. Vậy khi làm với công ty nước ngoài thì làm sao những nhân viên như thế này có thể đáp ứng thời gian làm việc trong môi trường công nghiệp?

Tôi nghĩ nên thêm 1 môn học vào học đường về cách sắp xếp thời gian và cách ứng xử nơi công cộng.

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc cần phải đưa nếp sinh hoạt xếp hàng vào đời sống của người dân và cần đưa vào chương trình giáo dục cho trẻ em.

Ở Úc, bất cứ đâu - từ các cơ quan công quyền cho đến các tiệm bán đồ ăn thức uống - siêu thị - nhà ga - bến xe... dù đất nước rất rộng và dân số không nhiều như nước mình nhưng ở đâu cũng có các phương tiện - hệ thống dẫn - chỉ dẫn - thậm chí cả lan can hàng rào để mọi người cứ tuần tự theo đó mà đi đến nơi cần giao dịch, nộp đơn, trả tiền...

Mọi người không hề chen lấn và luôn giữ khoảng cách, không áp sát vào nhau và không ai chen ngang dù dòng người có khi dài cả vài trăm mét nhưng không hề có xô đẩy. Khi đến bàn cần tiếp xúc với nhân viên họ cũng tuần tự từng người và giữ khoảng cách đến trên 1m để tạo điều kiện cho giao dịch ấy được thuận tiện .

Theo tôi, trước hết nên làm lan can dẫn đường ở những nơi có giao dịch đông người như bến tàu xe, các nơi vui chơi công cộng. Tuyên truyền và có bảng thông báo hướng dẫn việc xếp hàng cho bà con, như thế từ từ sẽ cải thiện được một thói quen xấu .

Tôi nghĩ rằng VN mới chỉ đang trong thời kỳ mà người dân bắt đầu để ý những chuyện này, đây không phải là thói quen sẵn có của họ, nhưng thời điểm này là hợp lý để thay đổi vì cuộc sống văn minh đang thật sự được nâng cao, do đó thay vì trách móc người dân chúng ta hãy phát động lối sống đẹp này bằng những hành động tích cực.

Một trong những hành động đó là tác động vào ý thức của 1 bộ phận trí thức trước, dần dần ý thức sẽ lan truyền ra cho tất cả mọi người dân, chúng ta hãy có những logo, câu thơ yêu cầu xếp hàng mà khi nhìn thấy nó ai không xếp hàng sẽ cảm thấy ái ngại.

Không xếp hàng: chuyện tưởng là nhỏ!Sao không xếp hàng! Không xếp hàng: thói quen bỏ được! Tạo dựng văn hóa xếp hàng

PHAN HỮU TƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên