12/02/2006 15:45 GMT+7

Giao lưu nhân ngày thơ Việt Nam

TS NGUYỄN NHÃ
TS NGUYỄN NHÃ

TTO - Chương trình giao lưu biểu diễn thơ kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 - 2006 đã được tổ chức rất trang trọng và đầy ắp hương vị thi ca vào lúc 9g hôm nay, 12-2 tại hội trường B Cung văn hóa lao động TP.HCM.

* Các nơi rộn rã ngày thơ

7XqhYfgn.jpgPhóng to
Những người làm thơ lại có dịp ngồi lại với nhau để kỷ niệm ngày thơ Việt Nam
TTO - Chương trình giao lưu biểu diễn thơ kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 - 2006 đã được tổ chức rất trang trọng và đầy ắp hương vị thi ca vào lúc 9g hôm nay, 12-2 tại hội trường B Cung văn hóa lao động TP.HCM.

Buổi họp mặt qui tụ rất đông các nhà thơ như Trương Nam Hương, Thanh Tùng, Lam Giang, Đoàn Vy, Tôn Nữ Thu Thủy, Nguyễn Vũ Tiềm, Kim Quyên, Hoàng Duyên, Nam Giang, Tố Như cùng rất đông các bạn thơ đang sinh hoạt trong CLB sáng tác thơ Cung văn hóa Lao Động.

Năm Bính Tuất này, các thân hữu yêu thơ lại họp mặt cùng nhau bình thơ xướng họa bài thơ “Xuân Bính Tuất Khai Bút” của GSTS Trần Văn Khê trong khuôn viên nhà lưu niệm nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Văn Mùi.

Mọi người sẽ được nghe bình thơ xướng họa, sẽ được thưởng thức những bài thơ họa hay của nhà thơ Tôn Nữ Hỉ Khương, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Quảng Tuân, nhà văn Vũ Hạnh, nhà báo Lê Phương Chi, BS Đỗ Hồng Ngọc, cụ Phạm Công Huyền, một Việt kiều tại Pháp 93 tuổi, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, nhà thơ Châu Anh Phụng, cô Trần Thị Ngọc Hồng, ông Nguyễn Văn Hàm..

Nhà thơ Thanh Yến, chủ nhiệm CLB sáng tác thơ Cung Văn hóa lao động cho biết: trong suốt chiều dài của lích sử dân tộc, trải qua biết bao thăng trầm, biến thiên của thời vận, của chiến tranh, thiên tai địch họa, nền văn hóa Việt Nam như càng được mài giũa, chắt lọc và ngày một sáng hơn. Tự hào về các thế hệ đi trước, các bậc tiền nhân, chúng ta phải có trách nhiệm nối tiếp những giá trị truyền thống đó. Dành một ngày thơ để tôn vinh nét đẹp diệu kỳ của thơ là một việc làm đậm nét văn hóa dân tộc mà chúng ta hôm nay cần nỗ lực phát huy.

Sau phần khai mạc, nghệ sĩ Ngọc Quang và Hồng Vân đã lần lượt diễn ngâm bài Nam quốc sơn hà nam đế cư của Lý Thường Kiệt - bài thơ được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta và bài thơ Nguyên Tiêu của bác Hồ với nguyên bản tiếng Hán và dịch Nôm.

Điều đặc biệt của buổi giao lưu, các nhà thơ thân hữu và các thành viên CLB sáng tác thơ đã trình làng được những tác phẩm khá sâu sắc nói lên được tình tự dân tộc, những suy tư, khắc khoải và niềm tin yêu mãnh liệt đối với cuộc sống hôm nay. Những câu thơ ngợi ca tình yêu, đề tài muôn thuở của thi nhân cũng làm réo rắt lòng người qua giọng ngâm của các nghệ sĩ diễn ngâm như Hồng Vân, Minh Tiến, Lê Vinh, Phan Xuân Thi.

* Quảng Ngãi:

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Ngày thơ VN lần thứ IV. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ cùng đông đảo người làm thơ, yêu thơ trong toàn tỉnh đã về dự.

Cùng lúc kéo cờ thơ, nhà thơ Xuân Phước diễn ngâm bài "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt. Sau nghi thức kéo cờ thơ, nhà thơ Lê Văn Sơn diễn ngâm bài Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở đầu cho Ngày thơ Việt Nam lần thứ IV tổ chức tại Quảng Ngãi.

Trong buổi khai mạc Ngày thơ Việt Nam, những người yêu thơ của Quảng Ngãi đã trình bày gần 30 bài thơ xoay quanh các chủ đề: ca ngợi đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, thơ ca kháng chiến , thơ về đất nước, con người Quảng Ngãi anh hùng trong chiến đấu, cần cù, thông minh và sáng tạo trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Cùng với việc tổ chức ngày thơ, hiện nay Hội văn học nghệ thuật tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ tư liệu để chuẩn bị tổ chức hội thảo thơ Bích Khê nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 60 năm ngày mất của nhà thơ được xếp hàng đầu trong phong trào thơ Mới của nền thi ca Việt Nam.

* Kiên Giang:

Ngày thơ Việt Nam năm nay được UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức trọng thể tại thị xã Hà Tiên, nơi được coi là chiếc nôi của Tao Đàn Chiêu Anh Các, Tao Đàn thơ văn đầu tiên của vùng châu thổ Sông Cửu Long do Mạc Thiên Tích, con trai của Tổng Trấn Mạc Cửu người có công khai mở vùng đất Hà Tiên, sáng lập cách đây 270 năm vào ngày rằm tháng giêng âm lịch.

Gần 1 vạn người gồm: giới Văn nghệ sỹ, nhân dân đồng bào 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khơme trong tỉnh và các tỉnh lân cận đã về dự. Lễ hội đã tổ chức những hoạt động văn hóa văn nghệ như: thi đấu cờ tướng, thi viết chữ đẹp, viết thư pháp, thi ứng tác một số thể loại văn nghệ ngay trong đêm nguyên tiêu, hái lộc đầu năm, dâng hương tổ chức họp mặt tọa đàm, ngâm lại những vần thơ xưa tại Lăng Mạc Cửu.

Suốt 270 năm thăng trầm của lịch sử, Tao Đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên luôn được giới Văn nghệ sỹ và nhân dân trong vùng mến mộ, nơi sản sinh, nuôi dưỡng nhiều anh tài thơ văn của vùng đất Nam Bộ. Tại đây hiện là nơi còn lưu giữ được những áng văn thơ của nhiều thế hệ đi trước. Từ lâu, giới Văn nghệ sỹ và nhân dân trong vùng đúng vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, lại về đất Hà Tiên dự lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các.

Đặc biệt, 4 năm qua kể từ khi ngày Thơ Việt Nam ra đời, thì đây là sự kết hợp làm tăng ý nghĩa giá trị, làm phong phú thêm về mặt nội dung của lễ hội, mà qui mô hình thức về mặt tổ chức của nó cũng được nâng lên vượt ngoài khuôn khổ của một địa phương, trở thành hoạt động văn hóa sinh động hấp dẫn không chỉ đối với giới văn nghệ sỹ, mà còn được đông đảo nhân dân trong vùng châu thổ sông Cửu Long coi như một sự kiện văn hóa truyền thống.

* Phú Yên:

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, tối 12/2, tỉnh Phú Yên tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ 26 dưới chân Tháp Nhạn, một di tích văn hoá cấp quốc gia nằm tại thành phố Tuy Hoà.

Để chuẩn bị cho đêm thơ Nguyên Tiêu năm nay, Ban tổ chức đã nhận được 289 bài thơ của gần 200 tác giả trong và ngoài tỉnh như Kiên Giang, Bình Định, Kon Tum, Ninh Thuận, Huế, Đà nẵng...gửi đến tham gia. Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên ông Đào Minh Hiệp cho biết: Ban tổ chức đã tuyển chọn được 65 tác phẩm để ra mắt tập thơ Nguyên Tiêu 2006 và 35 tác phẩm được đọc trong đêm Thơ Nguyên Tiêu. Ngoài ra, đêm thơ năm nay còn có sự tham gia của đoàn văn nghệ sĩ tỉnh Chung Buk (Hàn Quốc) kết nghĩa với Phú Yên.

Phú Yên là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu hàng năm kể từ năm 1980.

Đặc biệt, vào ngày thơ bao giờ cũng có một sân chơi dành cho những cây thơ trẻ, là một sân chơi luôn thú vị bởi sự trẻ trung và phá cách.

Năm nay, Ngày thơ vào đúng ngày chủ nhật, có mưa xuân lất phất, nên mọi người đến thật đông vui. Bước vào sân “Thơ trẻ”, tôi đã rất háo hức với những tấm panô hình của những cây bút trẻ, những tấm lá thơ được trình bày khá cầu kì và đẹp mắt, những câu thơ được chọn lựa kĩ càng. Nhưng phần giới thiệu tác giả, tác phẩm thì lại làm khá nhiều người thất vọng. Chỉ một số ít những cây bút làm hài lòng những độc giả yêu thơ. Dưới hàng ghế, không ít người lắc đầu “đấy là thơ đó sao”?

Có thể đó là ý kiến quá khắt khe, nhưng có một điều mà tất cả đều đồng tình là : tại sao, hầu như ai lên đọc thơ cũng cầm giấy?! Thơ đâu phải là văn bản hành chính, mà ngay cả văn bản hành chính, bây giờ người ta cũng bài xích cách cầm giấy mà đọc.

Rất nhiều người cũng có ý kiến như tôi : Thơ mình mà cũng không thuộc thì thật… khó chấp nhận. Ai cũng nói thơ là niềm đam mê, thơ là đứa con tinh thần, nhưng nếu đứa con ấy thậm chí không nhớ mặt mũi nó như thế nào thì…. chẳng nên ngoa ngôn. Nhất là bài thơ của những tác giả lên giới thiệu đều là những tác phẩm tiêu biểu, được chính họ chọn lọc kĩ lưỡng, hoặc mới được sáng tác còn nóng hổi, thì không có chuyện viết lâu rồi nên… quên. Và họ, tất nhiên cũng đều là những nhà thơ ít nhiều tên tuổi, nên không có chuyện họ …run trước những đôi mắt bạn đọc đang nồng nhiệt chờ đợi!

Ngày thơ ra đời để mỗi người Việt Nam hãy yêu thơ Việt Nam hơn. Mà tôi nghĩ muốn mọi người yêu thơ, thì trước hết mỗi người làm thơ hãy yêu lấy thơ mình, mà để yêu thơ mình, thì điều cơ bản là cần phải thuộc những gì mình viết!

TS NGUYỄN NHÃ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên