11/07/2013 12:10 GMT+7

"Đuôi" của hệ mặt trời

THIÊN NHIÊN (Theo CNN)
THIÊN NHIÊN (Theo CNN)

TTO - Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố hình ảnh “đuôi” của hệ mặt trời, tờ CNN ngày 10-7 đưa tin.

tEIfK7NY.jpgPhóng to
“Đuôi” của hệ mặt trời - Ảnh: NASA

Các nhà khoa học NASA đã tiết lộ hình ảnh chụp được hôm qua 9-7 cho thấy “cái đuôi” được phát ra từ đằng sau khu vực nhật quyển - bong bóng các hạt điện tích và từ trường bao quanh hệ mặt trời.

Trang Space.com dẫn thông báo của NASA cho biết tàu thám hiểm Ranh giới liên hành tinh, gọi tắt là IBEX, đã lần đầu tiên thiết lập bản đồ ranh giới cho đuôi của nhật quyển.

Cái đuôi này được gọi là “heliotail”, đây thực chất là dòng vật chất plasma gió mặt trời mang các hạt tích điện và từ trường. Phát hiện này được dựa trên những dữ liệu của tàu thăm dò ranh giới liên sao (IBEX - Interstellar Boundary Explorer) của NASA.

Các nhà nghiên cứu hiện chưa đo được chiều dài chính xác của “heliotail”, chỉ đoán nó trải dài gần 150 tỉ km. Họ tin cái đuôi này biến mất dần ở điểm cuối và nó hợp với phần còn lại của khoảng không gian giữa các vì sao.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng nhật quyển có “đuôi”, nhưng đây mới là lần đầu tiên họ có được dữ liệu thực sự có thể cho thấy được hình dạng của nó. Phát hiện mới này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cấu trúc xung quanh hệ mặt trời của chúng ta.

Dựa trên dữ liệu hình ảnh do IBEX thu thập được trong 3 năm, các nhà nghiên cứu vẽ nên một cái đuôi, gọi là nhật vĩ, cấu thành từ các hạt di chuyển nhanh lẫn chậm.

THIÊN NHIÊN (Theo CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên