23/10/2017 10:44 GMT+7

Dừng thị trường phát điện cạnh tranh người tiêu dùng lãnh đủ

TRẦN HỮU HIỆP
TRẦN HỮU HIỆP

TTO - Việc Bộ Công thương quyết định tạm dừng thị trường phát điện cạnh tranh đang gây ra những lo ngại làm tăng giá điện, nhất là vào dịp cuối năm, dễ dẫn đến tác động dây chuyền, đẩy giá cả thị trường leo thang cùng lúc.

Một nửa thị trường chưa phải là thị trường và Việt Nam vẫn chưa có một thị trường điện cạnh tranh đầy đủ. Song việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thời gian qua là nỗ lực rất đáng ghi nhận trên đường tiến tới một thị trường điện cạnh tranh, nơi người dân được lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình - giống các loại hàng hóa khác - dựa trên chất lượng và giá cả. 

Theo Bộ Công thương, dù còn một số hạn chế nhưng thị trường phát điện cạnh tranh rõ ràng đã bắt đầu phát huy tác dụng, tăng tính cạnh tranh và sự minh bạch khi các nhà máy phải chào giá trên thị trường và được huy động từ giá thấp lên giá cao.

Sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh vào 2011 Sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh vào 2011

TTO - Trong hội thảo thị trường phát điện cạnh tranh của VN diễn ra hôm nay 18-8, Bộ Công thương chính thức công bố công việc chuẩn bị cho thị trường nhạy cảm này đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, cục trưởng Cục Điều tiết điện lực khẳng định cứ như mô hình hiện nay thị trường sẽ khó vận hành tốt.

Việc Bộ Công thương quyết định dừng thị trường phát điện cạnh tranh là một quyết định hành chính đúng thẩm quyền. 

Nhưng sự can thiệp thị trường điện, dừng thị trường điện, khôi phục thị trường điện cạnh tranh của một cơ quan quản lý, dù đúng quy định, quy trình cũng phải được đặt trong bài toán tổng thể chi phí - lợi ích và phải đảm bảo các nguyên tắc của yêu cầu chuyển dịch năng lượng công bằng cho người dân và doanh nghiệp. 

Trong đó bao gồm việc hoạch định chính sách, lộ trình điều chỉnh giá điện, đảm bảo sinh kế và đời sống người dân, tránh những cú sốc xã hội do quá trình chuyển đổi đó gây ra.

Điện, nước, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân; là đầu vào quan trọng tạo ra giá thành của sản phẩm và dịch vụ.

Giá điện tăng bất ngờ không chỉ làm biến động sản xuất, mà còn có thể tác động tiêu cực đến đời sống người dân.

Theo nhiều nghiên cứu về năng lượng Việt Nam, rào cản chính trong chuyển dịch cơ cấu năng lượng đảm bảo công bằng xã hội chính là thể chế, chính sách, tài chính, nhân lực và nhận thức. Trong đó đáng lo ngại là rào cản thể chế, chính sách và các "xung đột lợi ích nhóm", mà trong đó người dân thường là các nhóm yếu thế. 

Ngay sau khi Quy hoạch điện lực VII được điều chỉnh theo hướng giảm bớt các nhà máy điện than ở ĐBSCL, cũng đã có sự vận động cho việc đưa chúng trở lại trong tổng sơ đồ điện lực.

Bộ Công thương tạm dừng thị trường phát điện cạnh tranh Bộ Công thương tạm dừng thị trường phát điện cạnh tranh Dừng thị trường phát điện cạnh tranh để giải cứu điện khí? Dừng thị trường phát điện cạnh tranh để giải cứu điện khí? Lo giá điện tăng khi dừng thị trường phát điện cạnh tranh Lo giá điện tăng khi dừng thị trường phát điện cạnh tranh

Một nền kinh tế thị trường không thể vận hành trên cơ sở lòng hảo tâm phi thị trường. Nếu chỉ dựa vào chia lửa cho các nhà máy phát điện khí mà dừng thị trường điện cạnh tranh và chấp nhận giá bán điện cao hơn bằng một quyết định hành chính, có khác nào đẩy khó từ ông này sang ông nọ và cuối cùng là người tiêu dùng lãnh đủ. 

Thị trường phát điện cạnh tranh hay một thị trường điện cạnh tranh trong tương lai có được sớm hay muộn phụ thuộc vào việc đảm bảo những nguyên tắc công bằng cho lợi ích của đa số người dân.

TRẦN HỮU HIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên