02/05/2017 19:22 GMT+7

Đừng chọn… cái quần

FB. VĨNH QUYÊN
FB. VĨNH QUYÊN

TTO - VN có khoảng hơn 12.000 giáo sư và phó giáo sư - vào loại nhiều ở các nước châu Á nhưng không có đại học nào được xếp top 300 của châu Á. Top này có các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines.

Theo thống kê, hiện nay VN có khoảng hơn 12.000 giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) - vào loại nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt so với các nước Đông Nam Á. Chỉ tính riêng trong đợt phong gần đây nhất năm 2016 đã có 703 GS, PGS được phong danh hiệu.

Nhiều giáo sư như vậy nhưng chúng ta vẫn không có đại học nào được xếp hạng top 300 của châu Á (theo Higher Education năm 2017) trong khi đó, hầu hết nước Đông Nam Á khác như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, thậm chí Philippines đều có ĐH xếp hạng top 300 châu Á.

Theo GS Đỗ Trần Cát, nguyên Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước thì Nhiều GS, PGS được bổ nhiệm nhưng chỉ 30% có thể đạt chuẩn quốc tế. Thực tế, nếu tính chuẩn GS, PGS quốc tế phải có 50-100 công bố trên tạp chí thuộc danh sách ISI thì số GS, PGS của chúng ta đạt chuẩn còn ít hơn nhiều.

Nói một cách khác, chúng ta nhiều GS, PGS nhưng ít sản phẩm khoa học. Ở các nước, mỗi năm, GS, PGS thường có trung bình 10 công bố/sáng chế; ở Việt Nam trung bình mỗi năm 5-10 GS, PGS mới có 1 công bố ISI. 

Không nói đâu xa, chúng ta mới công nhận 703 GS, PGS nhưng một bài báo đã công bố chỉ có 40% số GS, PGS năm nay có bài báo công bố khoa học quốc tế (thuộc hệ thống ISI và Scopus).

Tôi băn khoăn tại sao gần như trăm phần trăm các GS, PGS ấy đều mặc quần dài nghiêm túc khi lên lớp mà chất lượng giáo dục của chúng ta vẫn kém, kém đến nỗi nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường còn không đánh nổi một cái đơn xin nghỉ phép theo đúng thể thức văn bản.

Từ thực tế ấy mới thấy thật hài hước khi đám đông nhân danh thuần phong mỹ tục để bỉ bôi, mạt sát một GS.TS đang giảng dạy và nghiên cứu tại Mỹ, người được cấp bằng GS cao cấp (cấp cao nhất trong 3 cấp GS ở Mỹ) năm 2002, khi mới 41 tuổi và từ 1992 đến nay, ông đã có gần 200 bài báo được in trên các tạp chí khoa học quốc tế chỉ vì ông mặc CÁI QUẦN NGẮN trong một giờ giảng về sáng tạo cho sinh viên. 

Rốt cục, dù mong muốn giáo dục đổi mới, mong muốn con em được học tử tế nhưng sự khuôn sáo, hình thức đã khiến nhiều người không thể chấp nhận một sự khác biệt về hình thức.

Thay vì chọn một người thầy uyên bác, một người có nhân cách hết lòng vì học trò và được học trò yêu mến thì họ đã chọn “cái quần”.

>> Kỳ tới: Hãy biết cười... cái quần đùi

>> Luận chuyện giáo sư mặc quần đùi

FB. VĨNH QUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Tin cùng chuyên mục