23/05/2012 19:55 GMT+7

Đề nghị bảo hiểm tiền gửi cho vàng, ngoại tệ

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TTO - Đề nghị này thêm một lần nữa được nhiều đại biểu nêu ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi tại phiên họp toàn thể của Quốc hội chiều 23-5.

Trước đó, trong quá trình lấy ý kiến cử tri, đây chính là điểm nhận được nhiều ý kiến đề xuất nhất.

Đại biểu Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) cho rằng: “Nếu không bảo hiểm ngoại tệ và vàng sẽ không khuyến khích người dân yên tâm khi gửi ngoại tệ và kim loại quý vào ngân hàng. Vàng lưu trữ trong người dân rất lớn, nếu việc bảo hiểm tiền gửi đối với vàng được pháp luật quy định, chắc chắn sẽ thu hút người dân dễ dàng”.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phúc (Vĩnh Phúc) cũng phân tích vàng và ngoại tệ là những tài sản đã được Nhà nước cho phép gửi vào ngân hàng, vậy đã nhận rồi thì cần phải được bảo hiểm như VND. Và nếu luật quy định không bảo hiểm cho vàng và ngoại tệ thì ngân hàng cần phải quy đổi vàng và ngoại tệ ra tỉ giá tương ứng với VND ngay tại thời điểm gửi để bảo hiểm.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) còn phân tích hiện nay chúng ta đang hạn chế tình trạng đôla hóa trong giao dịch. Nếu như số đôla này chảy vào ngân hàng thông qua các kênh gửi tiết kiệm nhờ sự yên tâm hơn của người dân vì được bảo hiểm thì sẽ góp phần giảm bớt tình trạng đôla hóa trong giao dịch.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng quy trình giải quyết khiếu nại về bảo hiểm tiền gửi còn có vấn đề pháp lý.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nêu: “Trong dự thảo không coi khiếu nại về bảo hiểm tiền gửi là hành chính nhưng lại đưa thủ tục giải quyết như giải quyết đối với một khiếu nại hành chính tôi thấy không phù hợp”.

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, cần phải quy định thống nhất về trình tự giải quyết khiếu nại trong bảo hiểm tiền gửi, bởi lĩnh vực liên quan đến tài chính rất dễ phát sinh tranh chấp, nếu không có định chế rõ ràng sẽ gây nhiều rắc rối, “trong bảo hiểm y tế chúng ta coi khiếu nại đó là tranh chấp, nếu có tranh chấp, ckhiếu nại thì ra tòa án giải quyết luôn, không qua thủ tục hành chính như trong dự thảo”.

InpsKB63.jpgPhóng to
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường - Ảnh: Việt Dũng

Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng nên sửa lại khoản 1 điều 29, cụ thể: "tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính do Thủ tướng Chính phủ thành lập; quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động". Ngân hàng Nhà nước chỉ là nơi thừa hành, điều hành tổ chức này trên cơ sở quy định của Chính phủ. Như vậy mới đảm bảo tính thống nhất và giúp tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn.

oGcq1orm.jpgPhóng to
Đại biểu Trần Du Lịch - Ảnh: Việt Dũng

Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Khoản 1 - điều 4 của dự thảo Luật bảo đảm tiền gửi định nghĩa: “Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”.

VIỄN SỰ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên