12/10/2012 09:43 GMT+7

Các tàu Trung Quốc rời khỏi quần đảo tranh chấp

TẤN KHOA
TẤN KHOA

TTO - Nhật báo Yomiuri ngày 12-10 dẫn tin từ Hãng Jiji cho biết các tàu hải giám Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư sau 10 ngày liên tiếp xuất hiện tại đây.

Thủ tướng Nhật kêu gọi Trung Quốc đàm phánNhật đưa bằng chứng Trung Quốc công nhận Senkaku

KnQKcdcT.jpgPhóng to

Bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960, trong đó ghi nhận quần đảo Senkaku - hiện do Nhật Bản kiểm soát - là một phần lãnh thổ Nhật Bản - Ảnh: Kyodo

Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản tại Naha, thủ phủ tỉnh Okinawa, nói các tàu Trung Quốc có thể chỉ tạm thời rời khỏi khu vực này do dự báo thời tiết cho biết sắp xảy ra một trận bão lớn.

Đêm 10-10, ba tàu hải giám Trung Quốc bị phát hiện xâm nhập khu vực biển tiếp giáp xung quanh quần đảo Senkaku.

Trong diễn biến khác, Hãng tin Kyodo ngày 12-10 cho biết Nhật Bản và Trung Quốc nhất trí tiến hành đối thoại cấp thứ trưởng để tìm kiếm đột phá liên quan đến tranh chấp lãnh thổ khiến quan hệ hai nước căng thẳng những tháng gần đây.

Theo tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, thỏa thuận trên đạt được tại cuộc họp hôm qua ở Tokyo giữa Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama và Vụ trưởng châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Triệu Huy. Hiện chưa xác định ngày cụ thể cho các cuộc đối thoại sắp tới.

Ngày 11-10, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Seiji Maehara phát biểu trên Financial Times (Anh) khẳng định Nhật Bản không bao giờ lùi bước trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc dù vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế với đối tác lớn nhất Nhật Bản.

“Hai nước có thể duy trì quan hệ bình thường là điều quá tốt. Nhưng vụ việc có liên quan đến lãnh thổ và chủ quyền Nhật Bản nên chúng tôi không thỏa hiệp trong vấn đề này” - Bộ trưởng Maehara nói.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, bày tỏ hi vọng Trung Quốc và Nhật Bản có thể giải quyết những bất đồng của mình “hợp lý và khẩn trương”. Về việc các quan chức cao cấp nhất trong ngành tài chính Trung Quốc không tham dự cuộc họp thường niên của IMF, bà Lagarde cho rằng đây là điều “mất mát” với chính Trung Quốc.

TẤN KHOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên