17/05/2013 04:21 GMT+7

Bản dịch mới cho Hoàng tử bé

LAM ĐIỀN thực hiện
LAM ĐIỀN thực hiện

TT - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày tác phẩm nổi tiếng Hoàng tử bé (Le petit prince) của nhà văn Pháp Saint-Exupéry xuất bản lần đầu, Công ty Nhã Nam ấn hành một bản dịch mới và sẽ phát hành ngày 18-5.

WtvhQAGO.jpgPhóng to
Hoàng tử bé bản mới kỷ niệm 70 năm xuất bản - Ảnh: N.N.

Tuổi Trẻ vừa có cuộc trao đổi ngắn với ông Dương Thanh Hoài - phó giám đốc Công ty Nhã Nam - về sự kiện thú vị này:

* Bạn đọc chắc hẳn đang tò mò ai là dịch giả của bản dịch Hoàng tử bé được ấn hành lần này?

- Bản dịch mới do dịch giả Trác Phong dịch. Dịch giả này từng dịch bộ truyện nhiều tập về cậu nhóc Nicolas của hai tác giả Goscinny và Sempé, là một bộ truyện cũng rất được độc giả VN ưa thích.

"Trong thế giới sách vở, cũng khó có tác phẩm nào lại mở rộng phổ đọc về cả tuổi trẻ lẫn tuổi già thành công được như Hoàng tử bé. Tuổi trẻ đọc nó để nuôi mộng bình sinh, còn tuổi già đọc nó để ngấm nỗi nhân sinh"

Dịch giả Trác Phong

* Trong khi bạn đọc lâu nay bị "định vị" bởi bản dịch Hoàng tử bé của Bùi Giáng với cách chuyển ngữ rất tung tẩy, riêng biệt, bản dịch lần này chứa đựng những gì khiến Nhã Nam tự tin rằng nó có thể chiếm cảm tình của bạn đọc?

- Có một số lý do để Nhã Nam xuất bản bản dịch mới cuốn Hoàng tử bé, mà không chọn lối tái bản bản dịch cũ. Về mặt bản dịch mà nói, bản dịch nổi tiếng nhất của cụ Bùi Giáng, thì theo nhiều đánh giá, cụ Bùi dịch khá là phóng túng, cụ chèn những câu biền ngẫu theo đúng kiểu "lai rai thơ mộng" kiểu Bùi Giáng vào trong bản dịch, như "Sa Mạc hồi khan Thanh Cấm Nguyệt. Hồ Sơn ứng mộng Vũ Lâm Xuân..." (trang 92, NXB An Tiêm 1973, đoạn nói về con cáo), những hành văn kiểu này khiến dấu ấn của cụ ở nhiều chỗ còn đậm hơn cả của tác giả. Ngoài ra, về mặt tiếng Việt, gần 50 năm đã trôi qua, bản dịch hiện đã có những từ ngữ trở nên khó hiểu, khó tiếp thu với bạn trẻ, ví như "một cơn mơ kéo dài dậm duộc", hay "chàng nói vu vơ khống khứ", "chiều xuân vắng vẻ thanh hà", "những mánh khóe lai rai"...

Hoàng tử bé là một tác phẩm quan trọng của văn học thế giới, hoàn toàn xứng đáng có một bản dịch mới phù hợp với môi trường văn hóa bây giờ. Việc dịch Hoàng tử bé sang tiếng Anh là một thí dụ, ngoài bản dịch nổi tiếng của Katherine Woods xuất bản khi tác giả còn sống vào năm 1943, còn có năm bản dịch khác nhau lần lượt xuất hiện. Xuất bản Hoàng tử bé bản tiếng Việt mới vào dịp mừng 70 năm tác phẩm ra đời cũng là một lý do thuyết phục.

Ngoài các lý do trên, ấn bản Hoàng tử bé lần này chứa đựng nhiều yếu tố mới về xuất bản. Vì là ấn bản chính thức được chuyển nhượng bản quyền lần đầu tiên ở VN, Hoàng tử bé được in với tất cả minh họa gốc bằng màu nước của tác giả, do NXB Gallimard (Pháp) chuyển. Cuốn sách vì vậy sẽ có diện mạo tương đồng với ấn bản của Pháp.

* Hoàng tử bé được bình chọn là tác phẩm hay nhất thế kỷ 20 ở Pháp, đồng thời cũng là cuốn sách Pháp được dịch và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Với 250 ngôn ngữ dịch khác nhau kể cả phương ngữ cùng hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới, Hoàng tử bé được coi là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của nhân loại.

* Nhân dịp ra mắt Hoàng tử bé, trong khuôn khổ Ngày văn học châu Âu, Nhã Nam phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace tại Hà Nội tổ chức ra mắt sách kết hợp với triển lãm tranh in và tranh minh họa về Hoàng tử bé (gồm 33 tranh in từ sách, khổ 30x30cm) tại 24 Tràng Tiền, Hà Nội trong ngày 18-5. Tại đây còn có chương trình thi đọc diễn cảm và diễn kịch dành cho độc giả trẻ.

LAM ĐIỀN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    TT - Nh\u00e2n d\u1ecbp k\u1ef7 ni\u1ec7m 70 n\u0103m ng\u00e0y t\u00e1c ph\u1ea9m n\u1ed5i ti\u1ebfng Ho\u00e0ng t\u1eed b\u00e9 (Le petit prince) c\u1ee7a nh\u00e0 v\u0103n Ph\u00e1p Saint-Exup\u00e9ry xu\u1ea5t b\u1ea3n l\u1ea7n \u0111\u1ea7u, C\u00f4ng ty Nh\u00e3 Nam \u1ea5n h\u00e0nh m\u1ed9t b\u1ea3n d\u1ecbch m\u1edbi v\u00e0 s\u1ebd ph\u00e1t h\u00e0nh ng\u00e0y 18-5." />