08/05/2017 09:26 GMT+7

Audio 8-5: 13 người chết tức tưởi sau tai nạn ở Gia Lai

M.LUÂN
M.LUÂN

TTO - Làm gì để kinh tế tư nhân lớn mạnh?, 13 người chết tức tưởi, tiêu chuẩn nhà ở ngày càng “teo” nhỏ, Nhật loay hoay với bài toán dân số già, Pháp sẽ có tổng thống trẻ nhất?... là những nội dung đáng chú ý trong tin audio hôm nay.

Mời bạn nghe tất cả các bài trong ngày

Tai nạn thảm khốc tại Gia Lai, 12 người chết

Phá án vụ cướp ngân hàng từ đôi giày công nhân ở Trà Vinh; Vận chuyển gần 200kg mỡ và nội tạng động vật bốc mùi đi tiêu thụ; Cà Mau triệt xóa tụ điểm đánh bài ăn tiền; Bắt giữ nghi phạm trộm hơn 118 triệu đồng; Thêm 3 nghi can trong vụ đập phá quán kem ở TP.HCM ra trình diện… là những thông tin chính của chương trình hôm nay.

Đừng làm khổ người khác

Trong chớp mắt, vụ tai nạn giao thông xảy ra rạng sáng 7-5 trên quốc lộ 14 đã làm 12 người chết và 33 người bị thương! Không có nỗi đau nào làm cho người ta bàng hoàng, sững sờ hơn là nỗi đau mất mát vì tai nạn giao thông.

Xe khách chở 43 người nát bươm. Vụ tai nạn làm 13 người chết, 32 người bị thương - Ảnh: ĐÌNH VĂN

Làm gì để kinh tế tư nhân lớn mạnh?

TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng để có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa cần phải xác định kinh tế tư nhân làm nền tảng, từ đó có sự phân bổ nguồn lực phù hợp.

Công nhân làm việc tại Công ty TNHH cơ điện Minh Khoa, huyện Củ Chi, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH cơ điện Minh Khoa, huyện Củ Chi, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

13 người chết tức tưởi

13 người chết. 32 người bị thương. Có người sẽ mang thương tật suốt đời. Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra lúc 4h35 ngày 7-5 tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) chắc chắn sẽ ám ảnh những hành khách may mắn sống sót suốt phần đời còn lại. 

Sơ đồ vị trí vụ tai nạn - Đồ họa: NH. KHANH
Sơ đồ vị trí vụ tai nạn - Đồ họa: NH. KHANH

Kỳ cuối: Sòng phẳng hơn, được không?

Được tiếng là “thượng đế” nhưng nhiều người dân cho rằng họ thường phải đứng ở thế bất lợi khi ký kết, sử dụng một số dịch vụ, nhất là hàng không, viễn thông...

Hành khách băn khoăn dù không bay nhưng một số trường hợp vẫn không được hoàn trả các phí, lệ phí mặt đất. Trong ảnh: khách hàng chờ chuyến bay - Ảnh: Châu Anh

DN ngành gỗ ngập đơn hàng

Ngành sản xuất và chế biến đồ gỗ, mỹ nghệ đang tăng trưởng nóng. Hội nhập, cạnh tranh đem về nhiều đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng dịch chuyển sang VN. Các doanh nghiệp dự tính doanh số tăng gấp đôi 2016.

Sản xuất đồ nội thất xuất khẩu sang Mỹ -
 Ảnh: T.V.N.
Sản xuất đồ nội thất xuất khẩu sang Mỹ - Ảnh: T.V.N.

Tiêu chuẩn nhà ở ngày càng “teo” nhỏ

Trong vòng 10 năm, diện tích tối thiểu của căn hộ chung cư được cơ quan chức năng hạ từ 45m2 còn 25m2.

Căn hộ có diện tích 22m2 tại một chung cư ở Q.12, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dạy trẻ phân loại rác từ lớp học

Ở Việt Nam, hầu như người dân, đặc biệt ở các thành phố lớn, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt: rác, phân bón và đồ tái chế.

Các học sinh Trường Crookstown (Ontario, Canada) trong một buổi phân loại rác tại trường
Các học sinh Trường Crookstown (Ontario, Canada) trong một buổi phân loại rác tại trường

Thấy cái khó... không ngó lơ

Nhìn đống lốp ôtô sắp ra lò bỗng chốc trở thành phế phẩm, hàng trăm triệu đồng của đơn vị đổ sông đổ biển chỉ vì sự cố mất áp khí nén trong một khâu sản xuất lốp ôtô. Kỹ sư Nguyễn Văn Dũng (31 tuổi, Xí nghiệp cao su Bình Lợi, Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam) nhiều đêm trăn trở, mày mò tìm đọc tài liệu để mong giải quyết sự cố này. 

Kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Dũng đang vận hành máy tại xí nghiệp - Ảnh: K.ANH

Kỳ 4: Di sản đặc biệt

Những ngày này, các nhà chuyên môn trong và ngoài nước đang gấp rút thực hiện bộ hồ sơ về công viên địa chất toàn cầu cho tỉnh Gia Lai, mà những giá trị khảo cổ học ở An Khê là một thành phần quan trọng.

Những hố đào quan trọng ở di tích An Khê đang được khai quật và định hướng trở thành bảo tàng ngoài trời - Ảnh: THÁI LỘC

Cần gì ở nhóm xét tuyển chung?

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 có hai thay đổi lớn trong khâu xét tuyển, đó là thí sinh vừa đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vừa đăng ký dự thi (ĐKDT), và cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng (NV) xét tuyển. 

Đại diện các trường ĐH tham gia cuộc họp nhóm xét tuyển phía Nam ở điểm cầu TP.HCM tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: Trần Huỳnh

Không thấy có triết lý giáo dục

Đó là khẳng định của giảng viên Nguyễn Quốc Vương (khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), hiện là nghiên cứu sinh về giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa - Nhật Bản, khi trao đổi với Tuổi Trẻ.  

Giảng viên Nguyễn Quốc Vương - Ảnh: Nam Trần
Giảng viên Nguyễn Quốc Vương - Ảnh: Nam Trần

Hãy bước đi, cho chính bạn đổi thay

Theo các chuyên gia y tế, vận động cơ thể thông qua các hình thức luyện tập thể thao nói chung rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt việc đi bộ mang nhiều lợi ích cho cơ thể. Đi bộ tránh được bệnh nan y và là môn thể thao không tốn kém.

Những bước chân làm khỏe cơ thể - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bẻ làn, nắn điệu cho thơ Đức

Những vần thơ Đức vừa được chuyển tải đến công chúng bằng tuồng, chèo, chầu văn, xẩm, hò Huế một cách đầy cảm xúc, dù theo NSND Minh Gái thì diễn tấu cho thơ dịch phương Tây rất khó vì ngôn từ, đề tài đều hiện đại.

Bài thơ Thử viết về muỗi của Jan Wagner được NSND Minh Gái diễn tấu bằng nghệ thuật tuồng - Ảnh: Đức Triết

Ai chịu trách nhiệm trong vụ 20.000 viên thuốc bị hủy?

Lô thuốc trị ung thư đã hết hạn sử dụng từ tháng 5-2015 do một loạt quy trình lòng vòng của cơ quan nhận viện trợ và cấp phép nhận viện trợ, dẫn đến lãng phí 14 tỉ đồng (tính theo đơn giá xuất kho loại thuốc tương tự vào tháng 8-2015 là trên 700.000 đồng/viên).

Lộ trình về việc dẫn đến tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc từ viện trợ nhân đạo của Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM - Đồ họa: Như Khanh
Lộ trình về việc dẫn đến tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc từ viện trợ nhân đạo của Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM - Đồ họa: Như Khanh

Nhật loay hoay với bài toán dân số già

Những nỗ lực gia tăng dân số ở Nhật Bản lại gặp trở ngại từ chính thói quen và quan niệm truyền thống của người dân nơi đây, cũng như thiếu hỗ trợ về mặt luật pháp.

Dân số già đang là nỗi ám ảnh của Chính phủ Nhật Bản - Ảnh: Reuters

Pháp sẽ có tổng thống trẻ nhất?

Khi bạn đọc cầm tờ báo trên tay, câu hỏi này đã có đáp án. Còn tới thời điểm bài báo này lên trang, khi cuộc bầu cử tổng thống Pháp mới đi được hơn nửa chặng đường, đây vẫn là câu hỏi lớn.

Ông Macron và bà Le Pen đi bỏ phiếu ngày 7-5 - Ảnh: AFP
M.LUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên