04/09/2003 21:17 GMT+7

Ảnh khoả thân: Ranh giới mong manh

Lê Phức - Tổng thư ký Hội NSNA VN
Lê Phức - Tổng thư ký Hội NSNA VN

Vẻ đẹp phụ nữ là tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hoá. Đã là nghệ sĩ nhiếp ảnh mấy ai chẳng một lần ao ước được tôn vinh vẻ đẹp đó. Nhưng cũng có khi, niềm đam mê ấy dễ cho họ những bài học để đời. Bởi ranh giới giữa nghệ thuật và sự dung tục nhiều khi rất mong manh.

06Kkp0qW.jpgPhóng to
Trái cấm - Ảnh: Thái Phiên

Đến vợ cũng từ chối làm mẫu!

Họ là người quen của người chụp, sinh viên, Việt kiều, khách hàng studio..., hầu hết là phụ nữ. Từ một người mẫu có quần áo đến người mẫu chịu khoả thân đứng trước ống kính được tiến hành qua nhiều bước như: giới thiệu, làm quen, trao đổi, thuyết phục, có khi bảo đảm bằng cả... vợ mình, cho đến khi người mẫu ưng thuận.

jtrL4081.jpgPhóng to
Dáng xuân - Ảnh : Hoàng Quốc Tuấn
Dĩ nhiên, người mẫu phần lớn là những người đứng đắn, yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp và có dáng đẹp. Điều quan trọng là việc thoả thuận giữa người mẫu và người chụp phải hết sức nghiêm ngặt, tôn trọng nhau và đảm bảo các nguyên tắc hành nghề.

Một lần, khi nảy ra ý tưởng chụp đôi chân phụ nữ ở tư thế chữ V, nghệ sĩ Duy Anh thuyết phục vợ nhưng bị từ chối thẳng thừng. "Đến vợ mình còn không chịu thì... chẳng ai chịu".

Một trường hợp khác, có hai nghệ sĩ đang lúc dạt dào cảm hứng nhưng vào buổi đêm nên không biết tìm đâu ra người mẫu, bèn phóng ra đường Huyền Trân Công Chúa (TPHCM) rước về một cô "người mẫu không chuyên". Sau hơn nửa tiếng đồng hồ thử động tác, tạo hình... cảm thấy mệt mỏi với "nghề nghiệp mới", cô gái nói với hai nghệ sĩ: "Thôi, mấy anh thương thì cho em "xin vài chục ngàn rồi để em về!".

Các nữ nhiếp ảnh còn khó khăn gấp bội. Họ than phiền rằng không hiểu tại sao hễ các tay máy nam thuyết phục thì luôn "mát mái xuôi chèo" chứ gặp họ là các cô người mẫu cứ nhẩn nha, yêu sách.

Ảnh khoả thân nghệ thuật: Rất cần sự hiểu biết

Cần có một hội đồng giám định nghệ thuật

"Về ảnh khoả thân nghệ thuật thì không có văn bản nào của Nhà nước cấm, nhưng trong thực tế lại có một sự cấm kỵ không thành văn bản. Tôi cho rằng cần phải khai thông vấn đề này, phải phân định rõ ràng ảnh khoả thân nghệ thuật với ảnh đồi truỵ, cho nên cần phải có một Hội đổng giám định nghệ thuật. Nhưng đây là vấn đề mà một mình Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) VN làm không nổi, nó cần những văn bản quy định, hướng dẫn rõ ràng".

Ảnh khoả thân nghệ thuật khó tìm người mẫu, khó đoạt giải, lại bị "soi" kỹ, nhưng khó nhất vẫn là chụp cho ra ảnh nghệ thuật.

Những đường nét quyến rũ mà tạo hoá đã ban cho người phụ nữ thì rõ ràng "trong ngọc trắng ngà" nhưng quanh đi quẩn lại vẫn là những đường nét ấy. Để tìm ra những hình dáng, bố cục... cho thoát khỏi cái thực (bởi cái thực rất gần với cái tục), thoát khỏi sự lặp lại người đi trước thì không đơn giản.

Điều người nghệ sĩ sợ nhất là ranh giới giữa ảnh nghệ thuật và sự đồi truỵ. Điều đó cho thấy họ là nghệ sĩ sáng tác hay là kẻ suy đồi, một tên tội phạm.

Vụ án liên quan đến cái chết của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trọng Thanh và việc những bức ảnh ông chụp bị kết luận "đồi truỵ" là một bài học cho những nhà nhiếp ảnh chụp khoả thân.

Hay trường hợp của H.P.D đang chụp ảnh người bạn gái thì du kích xã ập đến. Tình ngay lý gian, anh phải trả giá cho sự non nớt của mình bằng 2 năm tù. Bài học mà H.P.D tâm sự là không những cần yếu tố chuyên môn, người chụp ảnh khoả thân nghệ thuật còn phải tự trang bị cho mình những kiến thức về pháp luật.

Lê Phức - Tổng thư ký Hội NSNA VN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên