19/11/2004 22:00 GMT+7

Lại phát hiện dấu tích Hoàng thành

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Trưa hôm nay, 19-11, một tảng đá kê chân cột được phát hiện ngay bên tường rào khu thành cổ Hà Nội trong khi Sở Giao thông công chính Hà Nội đang thi công đường cống nước trên đường Nguyễn Tri Phương.

Z1hQ9brM.jpgPhóng to
Tảng đá được cho là thuộc niên đại cuối Lê đầu Nguyễn - Ảnh: L.Đ.
TTO - Trưa hôm nay, 19-11, một tảng đá kê chân cột được phát hiện ngay bên tường rào khu thành cổ Hà Nội trong khi Sở Giao thông công chính Hà Nội đang thi công đường cống nước trên đường Nguyễn Tri Phương.

Giới chuyên môn chưa nhận xét về tảng đá này, nhưng căn cứ trên địa tầng văn hóa khi đào được tảng đá, giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng đây là tảng đá thuộc niên đại cuối Lê đầu Nguyễn.

Đào cống, lượm hiện vật

Sự việc bắt đầu khi tối 14-11, sở Giao thông công chính Hà Nội thi công mở rộng đường Nguyễn Tri Phương, ngay trong đêm đầu đã đào được một hố dài 37m, rộng 8m và sâu 1,5 m. Thực ra, đây là đoạn đầu của đường cống thoát nước đường Nguyễn Tri Phương được thi công ngay trên hành lang giữa thành cổ và mặt đường.

"Khi thấy sở GTCC thi công, chúng tôi tin rằng chắc chắn sẽ có một số hiện vật phát lộ khi đào, nên đã cử cán bộ đi theo xem có phát hiện được hiện vật, di vật gì thì thu nhặt", ông Phan Huy Thắng - cán bộ của ban quản lý di tích thành cổ Hà Nội - đơn vị đóng ngay tại thành - cho biết như vậy.

Việc làm "tự phát" của các cán bộ Ban quản lý thành cổ đã có kết quả: rất nhiều mảnh vỡ của bát đĩa, chén, bình gốm, 5 viên gạch to, một số mảnh gốm men xanh đời Lê được thu nhặt khi công trường đang thi công với máy xúc và công nhân lắp đặt cống nước.

Chuyển đào cống sang đào khảo cổ?

UNpGySCO.jpgPhóng to
Hiện trường nơi khai quật - Ảnh: L.Đ.
Khi phát hiện công trường mở rộng đường Nguyễn Tri Phương làm phát lộ một số hiện vật, ngày 16-11 sở VHTT Hà Nội đã có công văn số 1592 gửi UBND thành phố Hà Nội và Cục di sản văn hóa với nội dung "Xin khai quật khẩn cấp khu vực mở rộng đường Nguyễn Tri Phương". Sở VHTT Hà Nội nhận định: "việc mở rộng đường Nguyễn Tri Phương có thể sẽ làm chôn vùi, hủy hoại nhiều di tích, di vật có giá trị của Kinh thành Thăng Long". Đồng thời, công văn của sở cũng đề nghị rõ là "Sở GTCC tạm dừng thi công, cho phép sở VHTT, Viện Khảo cổ và bảo tàng Lịch sử Việt Nam đào thám sát, khai quật để bảo vệ các di vật, di tích còn nằm trong lòng đất.

Tiến sĩ Tống Trung Tín - cán bộ của Viện Khảo cổ cho rằng những tầng văn hóa nằm dưới lòng đất của 140ha đất được xác định là của thành Thăng Long xưa đều "có giá trị như nhau cả". Theo tiến sĩ Tín thì với những hiện vật thu nhặt được chứng tỏ đã có dấu vết khảo cổ học. "Nhưng muốn xác định, làm phát lộ một công trình kiến trúc thì phải đào khai quật trên diện rộng, nhưng chí ít thì cũng nên đào thám sát, để xác định được địa tầng".

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng mô tả trong hội thảo bàn phương án bảo quản khu di tích hoàng thành, thì Kinh thành Thăng Long ngày xưa xây dựng theo lối kiến trúc đăng đối tả văn hữu võ.

Nếu lấy điện Kính Thiên làm tâm điểm, trục hoàng đạo chạy từ Đoan Môn đến hậu lâu, thì khu đào cống thóat nước hiện thời thuộc về bên tả, đối xứng với khu di tích Hoàng thành 18 Hoàng Diệu. Căn cứ trên bản đồ Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông năm 1490 thì phía đông khu vực điện Kính Thiên có điện Vạn Thọ - một công tình kiến trúc rất quan trọng trong bố cục kinh thành Thăng Long, đến nay chưa được phát hiện.

Trước đây, ngay khi kết thúc đợt mở cửa thành cổ phục vụ du khách trong tháng 10, đến ngày 29-10, sở VHTT Hà Nội và Viện khảo cổ đã tổ chức một buổi hội thảo bàn việc khảo cổ thám sát khu vực thành cổ trong năm 2004 này. Hội thảo đã thống nhất đề nghị UBND thành phố Hà Nội và Bộ VHTT cho khai quật khảo cổ thám sát một số vị trí trong thành cổ. Các nhà khảo cổ học của Hà Nội cũng đề nghị nên khảo cổ trên suốt khu vực sẽ mở rộng đường Nguyễn Tri Phương, vì theo các bản đồ cổ thì khu đất này năm hoàn toàn trong khu vực Cấm thành của kinh thành Thăng Long trải qua các đời Lý, Trần, Lê nên cần khai quật để nghiên cứu.

Tuy nhiên, khi các cơ quan hữu trách chưa có ý kiến gì, thì việc làm của sở GTCC Hà Nội đã đẩy các nhà khảo cổ đến bên công trình đào cống với những phát lộ ban đầu của hiện vật. Và sự sốt ruột của các sử gia, nhà khảo cổ càng lên cao khi bốn ngày đã qua nhưng vẫn chưa có văn bản nào dừng việc thi công lắp cống cũng như đồng ý cho giới khảo cổ vào cuộc.

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên