31/10/2004 12:43 GMT+7

Từ 31-10, Thành cổ Hà Nội đóng cửa chờ quy hoạch

Theo ND
Theo ND

Ban quản lý di tích Thành cổ Hà Nội cho biết, từ hôm nay, 31-10, sẽ đóng cửa tạm thời di tích này để tiến hành quy hoạch tổng thể, từ đó đề xuất phương án bảo tồn, tôn tạo.

nkBLi76t.jpgPhóng to
Thành Cửa Bắc
Ban quản lý di tích Thành cổ Hà Nội cho biết, từ hôm nay, 31-10, sẽ đóng cửa tạm thời di tích này để tiến hành quy hoạch tổng thể, từ đó đề xuất phương án bảo tồn, tôn tạo.

Theo ông Phan Duy Thắng, Phó Trưởng BQL Di tích, đợt mở cửa trong tháng 10 vừa qua là một cách để "báo cáo" với toàn dân về khu di tích sau khi Hà Nội tiếp nhận và để phục vụ mục tiêu chính trị kỷ niệm 50 năm giải phóng thủ đô. Do đó, mọi bàn thảo về quy hoạch tổng thể chỉ thực sự bắt đầu sau tháng 10 này. Khai quật hay phục dựng di tích rõ ràng là việc còn chưa thể nói đến vào thời điểm này.

Gần 30 ngày mở cửa, Thành cổ Hà Nội ước tính đón mỗi ngày 4.000 - 5.000 lượt khách tham quan. Do vào cửa không vé, BQL di tích chưa thể đưa ra một con số thống kê chính xác. Tuy nhiên, ông Phan Duy Thắng, Phó Ban quản lý phân biệt ba giai đoạn, trong đó 10 ngày đầu khách đông kỷ lục (tổng cộng khoảng 50.000 lượt) và gần 1 vạn cho riêng ngày lễ 10-10. Hai giai đoạn sau, mỗi giai đoạn 10 ngày, lượng khách lần lượt giảm đi một chút

Trước mắt, việc duy nhất BQL Thành cổ Hà Nội có thể làm là sớm thanh lý, tháo dỡ các nhà tạm không cần thiết. Đó là một số nhà cấp 4 mới xây gần đây, hoặc là xuống cấp nghiêm trọng, hoặc không còn phù hợp với khuôn viên di tích. Tiếp đó, sẽ sớm phải đưa ra một cách ứng xử với các kiến trúc Pháp còn lại trong Cấm Thành.

Ông Phan Duy Thắng, Phó trưởng Ban quản lý di tích Thành cổ Hà Nội cho biết: Tháng 11 tới, họ sẽ được bàn giao thêm khu Cục Nhà trường liền kề, khu này cũng có các khối nhà tầng kiểu Pháp và nhà cấp 4. Đến lúc đó Cấm Thành sẽ được nối thông đến tận Hậu Lâu.

69 toà ngang dãy dọc tại khu A này nếu để lại toàn bộ thì khó có thể tiến hành hoạt động khảo cổ khu vực Thành cổ. Tuy nhiên, đó là các kiến trúc Pháp cầu kỳ, không kém phần quy mô và cũng có trên dưới 100 năm tuổi (nghĩa là đều có thể gọi là di tích được rồi!), cần phải có sự lựa chọn kỹ càng cái nào phá, cái nào giữ, hoặc có thể tính các cách tận dụng hợp lý (một số ý kiến cho rằng nên cho Bảo tàng Hà Nội mượn, một số đề xuất biến làm bảo tàng nơi lưu giữ các hiện vật về Hoàng thành Thăng Long mới phát lộ...).

Thêm vào đó, hiện toàn bộ hồ sơ về từng công trình vẫn nằm ở Ban quản lý dự án thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội. Phải sang năm 2005 mới có thể bắt tay vào xây dựng quy hoạch tổng thể cho khu vực này. Nhưng chắc chắn có bốn công trình cần phải giữ lại nguyên trạng làm di tích Cách mạng, đó là nhà D67, Nhà con Rồng, Nhà T78 và nhà Cục tác chiến.

Theo ông Phan Đăng Long, Quyền Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nội cho biết, phải mất ít nhất ba năm nữa, thành cổ mới có thể mở cửa trở lại. Tuy nhiên, trong thời gian đó, vẫn có thể mở cửa cho nhân dân tham quan trong những ngày lễ lớn của đất nước.

Theo ND
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên