03/04/2009 11:31 GMT+7

Đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh 2009: Chọn phần riêng ra sao?

NHÓM PV TUỔI TRẺ ONLINE
NHÓM PV TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Hơn 500 thắc mắc của thí sinh và phụ huynh đã gửi đến buổi tư vấn trực tuyến lần thứ tám về đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2009 do Tuổi Trẻ Online tổ chức từ 8g sáng nay 3-4. Các chuyên viên của Bộ GD-ĐT đã giải đáp tất cả thắc mắc liên quan về hai kỳ thi này.

Tất cả những vấn đề liên quan về đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 đã được trao đổi trực tiếp cùng phụ huynh và thí sinh bởi:

- Ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)

- Ông Đỗ Thanh Duy - chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT)

Ngoài ra, Tuổi Trẻ Online dành tặng 25 đĩa phần mềm phương pháp giải nhanh trắc nghiệm môn hóa (Công ty cổ phần Dodola) cho 25 bạn đọc đặt câu hỏi hay nhất cho các chuyên viên. Chúng tôi sẽ đăng danh sách ở cuối bài trực tuyến này.

IbMcoaMl.jpgPhóng to E5PueWDd.jpg

Đại diện báo Tuổi Trẻ tại văn phòng đại diện Hà Nội tặng hoa cho ông Trần Văn Nghĩa (trái) - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) và ông Đỗ Thanh Duy (trái)- chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) - Ảnh: Tiến Vang

TOÀN BỘ NỘI DUNG TƯ VẤN TRỰC TUYẾN:

* Theo tôi được biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không tổ chức thi đợt 2. Nếu những người thi rớt đợt 1 thì năm sau có được thi tiếp không? Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009 thì mức điểm ưu tiên được cộng tối đa là bao nhiêu? (Hậu, 18 tuổi, anhchang_datinh199120002001@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Nếu năm nay em không đỗ tốt nghiệp, năm sau vẫn có thể tham gia thi để lấy bằng tốt nghiệp. Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2009 thì mức cộng điểm tối đa là 4,0 điểm.

* Tôi là học sinh miền Bắc muốn đăng ký thi vào Trường ĐH Mở TP.HCM. Tuy nhiên trường THPT nơi tôi đang học không nhận hồ sơ của tôi mà bảo tôi phải tự gửi. Tôi không có gia đình trong Nam, gọi điện đến trường thì trường không cho gửi chuyển phát nhanh. Giờ tôi không biết khai hồ sơ thế nào và nộp lệ phí thi ra sao và gửi bằng cách nào? (hyona_hp92@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy định, nơi em học THPT phải nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của em và chuyển về sở GD-ĐT để sở chuyển cho trường ĐH mà em ĐKDT. Nếu trường từ chối, em hỏi trực tiếp sở GD-ĐT để được hướng dẫn cụ thể. Hồ sơ ĐKDT không được phép gửi qua đường bưu điện.

* Trong kỳ thi ĐH, ví dụ thí sinh thi môn toán của khối B, chọn phần nâng cao (trong phần riêng) để làm bài, vậy khi thi hai môn còn lại (sinh, hóa) thì có bắt buộc thí sinh đó phải làm nâng cao hay có thể làm phần chuẩn? (Thảo Trang, 18 tuổi, whitepage_999@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ thì em được phép chọn một trog hai phần riêng. Như vậy, môn toán em có thể chọn phần riêng theo chương trình nâng cao. Còn môn sinh, hóa em có thể chọn phần riêng theo chương trình chuẩn.

* Con tôi muốn đăng ký dự thi khối D vào Trường ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp. Tuy nhiên trong quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009” trang 48-49 có ghi trường không tổ chức thi mà xét tuyển kết quả thi ĐH khối A năm 2009. Như vậy trường hợp này trường xét tuyển như thế nào?

Còn trong quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh TCCN năm 2009” trang 257 có ghi mã tỉnh, thành phố... Gia đình tôi ở quận Long Biên, như vậy khi ghi phiếu đăng ký vào trường trung cấp ghi ở mục 8 (hộ khẩu thường trú) sẽ là 0109, nhưng nhà trường lại hướng dẫn ghi là 1A09. Vậy ghi như thế nào là đúng?

Tại sao trong quyển của ĐH, CĐ thì mã lại là 1A09, còn trong quyển TCCN thì mã là 0109? (Huỳnh Tuyết Mai, giadinh450@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Để được xét tuyển vào trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp, con chị cần dự thi "nhờ" ở một trường ĐH có tổ chức thi khối D để lấy kết quả xét tuyển vào trường. Xin lưu ý: trong hồ sơ ĐKDT, ở mục 2 thí sinh sẽ khai tên trường, khối thi của trường thi nhờ (không khai mã ngành ĐKDT), còn mục số 3 khai đầy đủ mã trường, khối thi, mã ngành có nguyện vọng đăng ký xét tuyển của trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp.

Trường hợp của con chị ghi mã hộ khẩu thường trú là 1A09 là đúng, vì sau khi Hà Nội mở rộng thì những quận huyện trên địa bàn Hà Nội trước đây có mã là 1A, của Hà Tây cũ là 1B.

* Tôi là thương binh có tỉ lệ mất sức lao động 61% (hạng 2/4 loại A), có con thi ĐH năm 2009. Con tôi được hưởng chế độ của đối tượng ưu tiên 6. Con tôi đã được cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo của Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương (có quyết định cấp sổ này).

Khi tôi đến Phòng Lao động - thương binh và xã hội TP Hải Dương xin giấy xác nhận đối tượng ưu tiên để nộp vào hồ sơ đăng ký dự thi ĐH năm 2009 thì được phòng này trả lời là hiện nay quyết định về việc cấp sổ ưu đãi giáo dục, đạo tạo do Sở Lao động - thương binh và xã hội cấp kèm theo giấy chứng nhận đối tưởng hưởng chính sách như thương binh đã thay thế cho giấy xác nhận đối tượng ưu tiên. Như vậy có đúng không?

Con tôi phải nộp những giấy tờ gì trong hồ sơ đăng ký dự thi ĐH để được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng là con thương binh hạng 2/4 (tỉ lệ thương tật 61%)? (Phạm Thanh Hải, haipthd2005@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Để được hưởng chính sách ưu tiên là con thương binh, thí sinh cần photo và công chứng bản sao thẻ thương binh của cha (mẹ) và nộp kèm theo bản sao giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ với người có thẻ thương binh.

* Tôi đang học lớp 12 Trường THPT Ngô Quyền (quận 7, TP.HCM), tôi có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong hồ sơ ĐKDT ĐH 2009, mục số 9 yêu cầu ghi hộ khẩu thường trú. Theo như hướng dẫn thì tôi phải điền tên huyện, tỉnh cùng với mã tỉnh, mã huyện mà mình có hộ khẩu thường trú.

Nhưng khi tôi điền vào mục số 9 trong hồ sơ theo đúng mã nơi mình có hộ khẩu thường trú ở Thừa Thiên - Huế thì các thầy cô phụ trách thu hồ sơ tuyển sinh ở trường trả lại và bảo tôi phải ghi lại ở mục số 9 này là quận 7, TP.HCM (theo nơi mình đang ở và học). Các bạn có hộ khẩu tỉnh như tôi cũng bị trả hồ sơ và bắt làm lại. Tôi không biết thầy cô hướng dẫn như vậy có đúng không? Và mục số 9 này có quan trọng không? (phd_elifevn@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Mục số 9, thí sinh khai địa chỉ có hộ khẩu thường trú ở Thừa Thiên - Huế là đúng. Nơi đang học THPT khai ở mục 10. Cơ sở để tính ưu tiên khu vực sẽ căn cứ vào mục 10, mục 11, nơi thí sinh học và thi tốt nghiệp THPT.

* Tôi là thí sinh tự do, tôi có làm hồ sơ thi ĐH năm nay. Trường THPT cũ của tôi ở KV2-NT, hộ khẩu của tôi ở KV1. Như vậy tôi có được ghi vào hồ sơ là KV1 không? Tôi được biết các bạn học sinh đang học lớp 12 ở trường cũ của tôi, có cùng hộ khẩu KV1 giống tôi, được giáo viên hướng dẫn là ghi là KV1. Như vậy đúng hay sai? Nếu sai thì có phải làm lại hồ sơ đó không? (Nguyễn Thị An, 21 tuổi, nguyenlyan114@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Điểm ưu tiên khu vực tính theo nơi thí sinh học và tốt nghiệp THPT. Vì vậy trong trường hợp của em, phải ghi vào hồ sơ là KV2-NT, nếu ghi KV1 là sai. Nếu khai sai về khu vực trong hồ sơ ĐKDT, thí sinh cần phải đính chính lại trong buổi đến làm thủ tục dự thi trước khi bước vào thi chính thức. Nếu không sửa, đến sau khi thi, sai sót bị phát hiện, thí sinh sẽ bị coi là gian lận trong khi làm hồ sơ và sẽ phải xử lý theo quy chế.

wuVFSMwT.jpgPhóng to

Ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), đang tư vấn cho thí sinh và phụ huynh - Ảnh: Thanh Hà

* Học sinh học ban cơ bản nhưng lại học nâng cao ba môn toán, lý, hóa theo ban A sẽ làm bài thi phần tự chọn như thế nào? Nếu làm phần cơ bản chuẩn thì không phù hợp với nội dung sách giáo khoa đang học, còn nếu làm phần nâng cao thì bị phạm quy. Xin được hướng dẫn cách làm bài thi. (Phạm Phương Bình, 18 tuổi, phuongbinh_pth@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT, nếu em học ba môn toán, lý, hóa theo chương trình nâng cao thì em sẽ làm phần riêng của ba môn toán, lý, hóa theo chương trình nâng cao.

* Năm nay thi tốt nghiệp THPT các bài thi sẽ do các tỉnh chấm chéo nhau, việc này gây ra áp lực rất lớn cho học sinh, cũng là học sinh của những năm đầu thực hiện chương trình phân ban đại trà, vừa áp lực nặng của bài học vừa áp lực từ việc "chấm cụm thi chéo". Vậy có thể kết quả thi không hiệu quả lắm, thầy có thể cho biết làm sao để học sinh có tinh thần thoải mái, không bị áp lực trong các kỳ thi sắp tới? (Nguyễn Ngọc Đan Thanh, 18 tuổi, thanhngoc_0816@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Việc chấm chéo là để đảm bảo khách quan, công bằng cho học sinh. Như vậy, các em không phải lo lắng nhiều về việc tổ chức thi cụm, chấm chéo. Chỉ cần tập trung ôn tập những kiến thức cơ bản được học trong chương trình phổ thông là có thể đỗ được. Ôn tập kỹ kiến thức đã học và thành thạo kỹ năng làm bài thi sẽ giúp các em có tâm lý tự tin, thoải mái khi bước vào thi.

* Chồng tôi là thương binh loại 4/4. Hai vợ chồng tôi đều là dân tộc Tày, hiện đang sinh sống tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Vậy con tôi dự thi ĐH, CĐ năm 2009 thì sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như thế nào (cụ thể là bao nhiêu điểm)? (Nông Thị Hảo, 50 tuổi, nthao.bgi@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy định, nếu thí sinh có đủ điều kiện để được hưởng nhiều mức ưu tiên khác nhau, thí sinh sẽ chỉ được hưởng mức ưu tiên cao nhất. Trường hợp của cháu có cha mẹ vừa là thương binh vừa là người dân tộc thiểu số, cháu sẽ được hưởng mức ưu tiên cao nhất dành cho đối tượng ưu tiên 01, dành cho thí sinh có cha mẹ là người dân tộc thiểu số và được mức ưu tiên đối tượng là hai điểm. Điểm ưu tiên khu vực sẽ được tính theo nơi thi sính học và tốt nghiệp THPT.

* Tôi thuộc gia đình chính sách. Ông nội tôi là liệt sĩ, ba tôi thuộc diện mất sức lao động 62%. Vậy tôi có được hưởng chế độ ưu tiên nào không? (Phạm Minh Toàn, minhtoan90@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy chế, chỉ có cha hoặc mẹ là liệt sĩ, thí sinh mới được hưởng chính sách ưu tiên. Trong trường hợp ba của em bị mất sức lao động 62%, em không nói rõ mất sức trong hoàn cảnh nào, có được hưởng chính sách như thương binh theo pháp lệnh người có công hay không. Nếu mất sức lao động bình thường thì sẽ không được hưởng ưu tiên.

* Tôi đang học lớp 12 Trường THPT Lê Trung Kiên (Đông Hòa, Phú Yên). Tôi có dự định sẽ thi ba trường ĐH qua ba khối thi là A, B và T. Nhưng tôi phân vân là có được thi như thế hay không? Xin thầy tư vấn giúp. (Lê Đức Thuận, 18 tuổi, nguoiyeuemlatoi_tpy@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo lịch thi của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 có hai đợt thi ĐH: đợt 1 dành cho khối A và V, đợt 2 dành cho các khối còn lại, trong đó có khối B và T. Như vậy, em chỉ có thể dự thi tối đa được hai khối: A và B hoặc A và T.

* Tôi có xem bài viết trả lời thắc mắc trên một tờ báo của một em học sinh tỉnh Bình Dương rằng người Hoa thì xin giấy xác nhận của địa phương để được hưởng ưu tiên cộng thêm điểm. Còn tôi có cha là người Hoa ở TP.HCM thì có được hưởng ưu tiên không?

Hiện nay chưa thi tốt nghiệp THPT thì nộp đơn dự thi ĐH sao được? Nếu lỡ không đậu tốt nghiệp thì con em chúng tôi phải mất khoản tiền nộp dự thi ĐH sao? Tại sao không nộp dự thi ĐH sau khi đã có kết quả thi tốt nghiệp? (Mỹ Lệ, my_le@sagawa...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy định, chỉ có thí sinh có cha mẹ là người dân tộc thiểu số mới được hưởng chính sách ưu tiên. Vì đến cuối tháng 6, thí sinh mới biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, nếu đến lúc đó mới bắt đầu thu nhận hồ sơ ĐKDT tuyển sinh, các trường ĐH, CĐ sẽ không đủ thời gian để xử lý hồ sơ, chuẩn bị tổ chức thi... Vì vậy, không thể nộp hồ sơ ĐKDT ĐH sau khi đã có kết quả thi tốt nghiệp THPT.

* Cấu trúc đề thi của Cục Khảo thí và hướng dẫn ôn tập môn văn của Bộ GD-ĐT có sự sai khác ở chỗ: hướng dẫn của Bộ GD-ĐT có thêm hai tác phẩm: "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS""Nhìn về vốn văn hóa dân tộc". Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? (Minh Quân, 18 tuổi, doquan0@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT là quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo quy chế, nội dung của đề thi sẽ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Còn các văn bản hướng dẫn, ví dụ như hướng dẫn ôn tập và cấu trúc đề thi chỉ là văn bản hỗ trợ cho việc ôn tập của thí sinh.

* Tôi đang học lớp 12 ở ngoài Bắc nhưng tôi muốn dự thi vào Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở II TP.HCM, vậy tôi có thể dự thi ở Hà Nội rồi vào TP.HCM học không, hay bắt buộc phải vào TP.HCM để thi?

Khi tôi nộp hồ sơ cho trường THPT tôi đang học thì trường trả lại nói là tôi phải nộp trực tiếp cho trường ĐH. Vậy tôi nộp cho Trường ĐH Giao thông vận tải ở Hà Nội được không hay phải nộp ở cơ sở II tại TP.HCM? (Nguyễn Hoài, 18 tuổi, hoaianh91@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Trường hợp của em, em bắt buộc phải vào TP.HCM dự thi vì cơ sở 2 của Trường ĐH Giao thông vận tải có tổ chức thi và có điểm chuẩn trúng tuyển riêng.

Trường em học THPT có trách nhiệm phải thu và chuyển hồ sơ ĐKDT của em về sở GD-ĐT để sở chuyển cho Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 tại TP.HCM.

* Nếu có một số thắc mắc về hồ sơ chưa được giải quyết hoặc có sai sót phải làm lại, nhưng trường THPT không còn nhận hồ sơ của học sinh thì học sinh phải nộp hồ sơ ở đâu? Nếu đơn vị cao hơn cũng không nhận thì sẽ làm cách nào để được thi? (Văn Hữu Quang, 18 tuổi, hoangtutaiba_2009.love@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Có hai cách giải quyết. Một là, thí sinh có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại trường ĐH, CĐ mà thí sinh có nguyện vọng dự thi, trong thời hạn từ ngày 11 đến hết ngày 17-4. Hai là, thí sinh phải có mặt tại buổi làm thủ tục dự thi trước mỗi đợt thi để sửa chữa sai sót trong hồ sơ. Khi đến, thí sinh cần mang theo đầy đủ các giầy tờ hợp lệ để chứng minh cho thông tin cần chỉnh sửa.

a2AuVWlx.jpgPhóng to
Ông Đỗ Thanh Duy, chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), đang tư vấn cho thí sinh và phụ huynh - Ảnh: Thanh Hà
* Tôi đạt giải khuyến khích môn văn tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2009. Vậy tôi có được tuyển thẳng vào các trường CĐ không? Tôi có phải tham dự kỳ thi CĐ để vượt qua điểm sàn CĐ không? Đối với những trường CĐ không tổ chức thi tôi phải làm gì? Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM có áp dụng hình thức tuyển thẳng không? (Bích Hải, 18 tuổi, saobien.bichhai.212@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia không được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ. Chỉ được ưu tiên xét tuyển trên cơ sở thí sinh đã dự thi ĐH, CĐ và đạt kết quả thi từ điểm sàn trở lên. Đối với những trường CĐ không tổ chức thi, thí sinh cần dự thi nhờ ở một trường có tổ chức thi khác để lấy kết quả tham dự xét tuyển.

* Tôi tốt nghiệp THPT năm 2008, năm nay tôi muốn thi ĐH nhưng hộ khẩu của tôi ở Gia Lai, mà hiện tại tôi đang ở TP.HCM. Nếu nộp hồ sơ đăng ký dự thi năm 2009 thì tôi có thể nộp trực tiếp ở TP.HCM không? (Võ Thị Cúc, 18 tuổi, cuc_9x@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Em có thể nộp hồ sơ ĐKDT tại TP.HCM theo diện thí sinh tự do, tại các điểm thu dành cho thí sinh tự do, vãng lai do sở GD-ĐT TP.HCM qui định hoặc em có thể nộp trực tiếp tại trường ĐH, CĐ mà em đăng ký dự thi trong thời hạn qui định.

* Tôi đang là học sinh Trường THPT Thống Nhất A (Đồng Nai), tôi muốn gửi kết quả thi, giấy báo thi... theo địa chỉ nhà (không lấy địa chỉ trường) thì có cần ba bì thư trong túi đựng hồ sơ không? Vì trường tôi đều trả lại ba bì thư đó, như vậy trường hợp của tôi có bị ảnh hưởng gì không? Và trường tôi thi gửi giấy báo dự thi và kết quả thi theo địa chỉ nào khi tôi không có ba bì thư trên? (Hồng Vân, 18 tuổi, hongvan0123@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Thí sinh được phép đăng ký nhận giấy báo thi, giấy chứng nhận kết quả thi theo địa chỉ nhà. Tuy nhiên, thi sinh phải nộp kèm theo ba bì thư đã dán tem và ghi rõ địa chỉ trong hồ sơ ĐKDT.

Trong trường hợp của em, nếu như khi thu hồ sơ, nhà trường đã trả lại các bì thư thì sẽ không có địa chỉ để trường ĐH gửi các giấy báo. Nếu em muốn được nhận các giấy báo theo địa chỉ nhà, em cần đề nghị trường THPT nơi em nộp hồ sơ cho nộp bổ sung các bì thư ghi địa chỉ và trình bày rõ lý do.

Nếu không có các bì thư ghi địa chỉ, trường ĐH sẽ gửi các loại giấy báo về sở GD-ĐT, sau đó, sở sẽ chuyển về các trường THPT. Em sẽ nhận tại trường em đã học và nộp hồ sơ.

* Tôi là con của nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (người bị nhiễm chất độc da cam là cha đẻ của tôi có chứng nhận của tỉnh về dị tật dị hình và suy giảm khả năng lao động). Theo như quy định của Bộ GD-ĐT thì tôi thuộc nhóm ưu tiên 1, đối tượng ưu tiên 04 và sẽ được cộng 2 điểm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH. Vậy khi làm hồ sơ đăng ký dự thi tôi phải có giấy tờ gì để được hưởng chế độ ưu tiên trên? (Lương Thanh Tâm, 19 tuổi, thotrang04v@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy chế, trong nhóm ưu tiên 04 có đối tượng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học. Như vậy phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, thí sinh mới được hưởng ưu tiên.

Khi làm hồ sơ ĐKDT, nếu đủ điều kiện, thi sinh cần nộp kèm theo các giấy tờ cần thiết xác định thuộc đối tượng được hưởng chính sách.

* Tôi đăng ký NV1 vào hệ CĐ của trường ĐH có tổ chức thi (làm đề thi ĐH và hệ CĐ chỉ xét kết quả thi ĐH). Trong hồ sơ tôi chỉ điền đầy đủ mục 2, không điền gì ở mục 3. Tôi có cần tờ photocopy phiếu số 1 không? (Đổng Thị Thoa, 18 tuổi, tn3.loveyou4ever@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Em cần ghi đầy đủ mục 3 bao gồm cả mã ngành CĐ em muốn được xét tuyển. Trong trường hợp em không khai mục 3, nhà trường xét tuyển em vào hệ ĐH trước, nếu không trúng tuyển em phải đăng ký tiếp xét tuyển vào hệ CĐ nếu kết quả thi của em đạt đủ mức điểm nhà trường quy định với hệ CĐ. Em không cần photo phiếu số 1 mà chỉ cần giữ tờ phiếu số 2.

* Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa rồi, tôi đạt giải 3 môn địa lý, nhưng trong kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới tôi lại thi khối A và B. Như vậy, tôi có nằm trong diện xét tuyển ưu tiên không? Ví dụ tôi thi ĐH Kinh tế TP.HCM đạt 17 điểm nhưng trường lấy điểm chuẩn là 20, vậy tôi có đậu ĐH không? Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, tôi sẽ được cộng bao nhiêu điểm? (Tôn Thất Toàn, 18 tuổi, toan_tt2009@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo văn bản hướng dẫn về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của bộ GD-ĐT, trước ngày 30-3, các trường ĐH, CĐ phải xây dựng và công bố qui định cụ thể về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (môn thi, loại giải và số lượng...).

Căn cứ vào thông tin ưu tiên xét tuyển của các trường, em có thể chọn đăng ký phù hợp với môn thi và giải của mình. Thông thường, các trường sẽ ưu tiên xét tuyển thi sính đạt giải môn thi phù hợp với môn thi tuyển sinh. Mức độ ưu tiên phụ thuộc vào từng trường. Em cần tìm hiểu thông tin cụ thể của trường em muốn dự thi.

* Trong khi làm bài thi tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh ĐH, CĐ nếu tôi làm bài thi chưa hoàn thiện thì có được chấm điểm phần đã làm như bình thường không, hay ưu tiên phần đã làm hoàn chỉnh?

Năm nay tỉnh Hà Tây mới được sáp nhập vào Hà Nội. Trong hồ sơ có ghi nơi sinh thì tôi ghi như giấy khai sinh là tỉnh Hà Tây, còn nơi thường trú thì tôi ghi là Hà Tây hay Hà Nội? Liệu tôi ghi nơi sinh là Hà Tây còn nơi thường trú là Hà Nội được không? Như vậy hồ sơ của tôi có bị coi là sai không? (bupbe_bietyeu538@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Trong hướng dẫn chấm, điểm chấm bài thi được chi tiết tới ¼ điểm. Vì vậy, nếu em làm chưa hoàn thiện một bài nào đó, nhưng phần đã làm vẫn đúng hướng và giải quyết được một số ý nhất định của bài toán cũng sẽ được tính điểm.

* Trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới, ở môn toán, với các công thức nâng cao, các công thức vận dụng giải nhanh, hoặc các công thức rút ra từ các bài tập mẫu... mà trong phần bài học và bài tập sách giáo khoa không có, vậy thí sinh có thể sử dụng trực tiếp mà không cần phải chứng minh lại được không? Nếu không thì phải làm như thế nào? (Nguyễn Thị Kim Hoàng, 18 tuổi, gkpshoangkim@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Trong khi làm bài thi chỉ được phép sử dụng các công thức, định lý và những kiến thức có trong các bài giảng của chương trình phổ thông. Như vậy nếu các công thức được rút ra từ bài tập mẫu, nếu muốn sử dụng sẽ phải chứng minh lại.

* Đề thi của thí sinh có hai phần: phần thi chung (7 điểm), phần thi riêng (3 điểm). Trên bài làm của thí sinh, làm thế nào để phân biệt các ban học sinh đang học? Giả sử thí sinh ban Khoa học tự nhiên làm bài ban Cơ bản và thí sinh ban Cơ bản làm bài ban Khoa học tự nhiên (vì khi giáo viên chấm bài không phát hiện được học sinh học ban nào). Vậy điểm số của thí sinh dự thi sẽ giải quyết như thế nào? (Nguyễn Bình, 1983 tuổi, nguyenbinhvk27@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Quy chế của Bộ GD-ĐT là để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Nếu thí sinh làm theo đúng yêu cầu của Bộ, sẽ đảm bảo khi làm bài thi sẽ không gặp phải những câu hỏi nằm ngoài chương trình đã học.

* Tôi có NV1 muốn học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (có tổ chức thi) nhưng lại muốn thi "nhờ" Trường ĐH Cấn Thơ cho gần nhà. Vậy tôi có được phép thi "nhờ" không? Trần Lê Hoàng Nguyễn, yourfriend91@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Thí sinh đăng ký dự thi vào Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng như các trường ĐH có tổ chức thi khác ở TP.HCM sẽ được dự thi tại cụm thi Cần Thơ. Trong hồ sơ, ở mục khai địa điểm thi, thí sinh phải khai nguyện vọng muốn dự thi tại địa điểm thi Cần Thơ.

* Mức cộng điểm ưu tiên thi tốt nghiệp THPT ra sao? Tôi có chứng chỉ A, B và một chứng chỉ kỹ thuật viên đồ họa do Trường ĐH Khoa học tự nhiên cấp. Vậy một trong ba chứng chỉ này tôi có được cộng điểm không? Thời gian quy định cho mỗi chứng chỉ là bao lâu để có thể cộng điểm? Nếu được cộng thì được cộng bao nhiêu điểm? (Nguyễn Hữu Nghĩa, 20 tuổi, behai_alias@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Mức cộng điểm khuyến khích được quy định trong điều 29 của quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2009, em có thể tham khảo quy chế này trên trang web của Bộ GD-ĐT tại www.moet.gov.vn.

* Con tôi muốn đăng ký dự thi vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Tôi thấy trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 có ghi Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tổ chức thi tại trường. Vậy con tôi nộp hồ sơ trực tiếp tại trường THPT hay Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM? Con tôi thi khối V, vậy nếu trượt thì có hy vọng được xét tuyển nguyện vọng 2 vào trường nào được không? (Vũ Trọng Hiếu, 43 tuổi, hieu_bcatp@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Thí sinh nộp hồ sơ tại trường THPT bình thường như ĐKDT vào các trường ĐH khác. Nếu hết thời hạn nộp tại trường THPT, có thể nộp trực tiếp tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM trong thời gian từ ngày 11 đến 17-4.

Thí sinh dự thi khối V chưa trúng tuyển NV1 có thể đăng ký xét tuyển NV2, NV3 vào các trường có tuyển khối V còn chỉ tiêu hoặc không tổ chức thi như ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.

E3fEeUU4.jpgPhóng to
Ông Trần Văn Nghĩa (trái) và ông Đỗ Thanh Duy đang tư vấn cho thí sinh và phụ huynh - Ảnh: Tiến Vang

* Đề thi tốt nghiệp THPT cho bám sát chương trình chuẩn, vậy tôi học chương trình nâng cao có bất lợi hay không? Thi tốt nghiệp THPT đề cho chủ yếu trọng tâm ở những phần nào? Thi tốt nghiệp THPT bao nhiêu điểm là bị điểm liệt? (Thảo Linh, 18 tuổi, co_nangbuong_binh91@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Đề thi tốt nghiệp THPT với phần lớn các môn (toán, lý, sinh, sử, địa, văn) đều được ra gồm có hai phần: Phần chung ra theo phần kiến thức giao thoa của chương trình chuẩn và chương trình nâng cao (chiếm khoảng 80%), phần riêng ra theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Như vậy, không thể nói rằng đề thi chỉ bám sát chương trình chuẩn. Mặc dù thí sinh học chương trình nào phải làm phần riêng của chương trình ấy. Tuy nhiên, em yên tâm rằng, cả hai phần riêng đều có độ khó tương đương nhau để đảm bảo công bằng cho thí sinh. Điểm liệt của tất cả các môn là điểm 0.

* Hồ sơ tôi đã nộp cho trường THPT đang học thì sẽ được gửi giấy báo dự thi tới địa chỉ mà tôi ghi trên hồ sơ hay gửi tới trường? Liệu có trường hợp nào đã nộp hồ sơ cho trường THPT (đã nhận lại phiếu số 2 và gửi tiền) mà không nhận được giấy báo không? Khi hồ sơ được chuyển từ trường THPT đến trường ĐH, bộ phận tuyển sinh của trường ĐH có phải kiểm tra lại hồ sơ không? Nếu phát hiện sai sót trong hồ sơ của thí sinh như thiếu ảnh, ảnh ghi không đủ thông tin... thì hồ sơ đó sẽ xử lý như thế nào? Thí sinh có được thông báo về lỗi trong hồ sơ của mình không? (lblam1991@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ở đâu thì sẽ nhận giấy báo dự thi tại đó. Trong trường hợp không nhận được giấy báo dự thi, thí sinh cần hỏi nơi đã thu nhận hồ sơ. Nếu giấy báo bị thất lạc, thi sinh mang tờ phiếu số 2 cùng giấy xác nhận chưa nhận được giấy báo dự thi của sở GD-ĐT cấp đến trường đăng ký dự thi. Hội đồng tuyển sinh trường sẽ đối chiếu với hồ sơ gốc và giải quyết.

Khi phát hiện hồ sơ của thí sinh có sai sót hay còn thiếu thông tin, hội đồng tuyển sinh sẽ yêu cầu thí sinh bổ sung trước khi bước vào dự thi chính thức. Để đảm bảo không còn sai sót, thí sinh cần có mặt trong buổi làm thủ tục dự thi trước mỗi đợt thi.

* Tôi là thí sinh tự do, năm nay tôi dự định sẽ thi ĐH, CĐ. Tôi muốn hỏi đề thi năm nay có gì khác so với năm ngoái không? Chương trình học của lớp 12 năm nay là chương trình cải cách sách mới có khác gì so với chương trình cũ không? Tôi rất sợ chương trình mới có nhiều thay đổi khác với chương trình cũ vì tôi không đi luyện thi. (Nguyễn Thị Tuyết Anh, 20 tuổi, thino_vdt@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm nay sẽ được ra theo chương trình - SGK mới. So với chương trình - SGK cũ, phần lớn kiến thức giống nhau. Tuy nhiên sẽ có một số phần khác. Em có thể tham khảo cấu trúc đề thi, hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT ban hành để biết nội dung so sánh giữa các chương trình - SGK. Em có thể đến các trường THPT gần nơi cư trú xin tham dự lớp ôn tập cùng các bạn học sinh lớp 12. Nếu không em có thể mượn các cuốn SGK lớp 12 và căn cứ vào cấu trúc đề thi và hướng dẫn ôn tập, tự bổ sung những kiến thức còn thiếu.

* Đề thi tốt nghiệp có chia ra hai phần là cơ bản và nâng cao. Vậy học sinh ở hệ cơ bản có được phép sử dụng kiến thức nâng cao để làm phần cơ bản hay không? Ví dụ như ở môn toán, khi chứng minh bốn điểm không đồng phẳng thì học sinh hệ cơ bản có được phép dùng tích hỗn tạp để chứng minh không? (Nguyễn Bá Tân, 26 tuổi, batan951983@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Về nguyên tắc khi làm bài thi các em được phép sử dụng các công thức, các định lý được học trong chương trình phổ thông. Trong trường hợp trên, em có thể sử dụng các công thức, định lý mà em biết để giải câu hỏi toán trong phần đề riêng dành cho em.

* Tôi là thí sinh tự do, tôi đang đi học ôn ở xa, trong hồ sơ thi tuyển sinh ĐH ở phần cuối cùng, ngay chỗ dán ảnh, tôi có thể đóng dấu tại phường tôi đang ở tạm trú được không hay phải về tận quê để đóng dấu? Nếu như về quê thì tại sao lai thêm mục thí sinh vãng lai? (Võ Quốc Vương, 19 tuổi, yeu_em_suot_doi515@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Thí sinh chỉ được xin xác nhận tại nơi tạm trú nếu là tạm trú dài hạn hoặc diện KT3. Trong trường hợp chỉ đi ôn thi, tạm trú ngắn hạn, không thường xuyên, em phải xin xác nhận tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Thí sinh vãng lại là khái niệm để chỉ diện thí sinh nộp hồ sơ vãng lai, như trường hợp của em, thường trú ở địa phương khác nhưng nộp hồ sơ tại nơi đang ôn thi.

* Tôi là thí sinh tự do, ở phần riêng theo cấu trúc đề thi môn văn và toán thì tôi nên chọn phần nào? Tôi đang luyện thi lại, ngày trước tôi học ban cơ bản. (Vy, 19 tuổi, vovyvy.vo15@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Theo quy chế thi, thí sinh tự do được phép chọn một trong hai phần riêng. Về nguyên tắc độ khó của hai phần riêng là tương đương. Vì vậy em có thể chọn phần nào cũng được. Nhưng tôi có lời khuyên, các em phải xác định trước việc chọn phần riêng theo chương trình nào từ lúc ôn tập, không để đến khi vào thi mới lựa chọn sẽ rất mất thời gian và rất khó xác định phần nào dễ hơn. Trong trường hợp cụ thể của em, tôi nghĩ em có thể ôn tập theo ban cơ bản và chọn đề thi phù hợp với chương trình của ban này.

* Có phải khi ưu tiên xét tuyển ĐH thì thí sinh đủ điểm sàn là được tuyển? Ví dụ điểm sàn ĐH năm 2008 khối A-D là 13, khối B là 15, khối C là 14 thì học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia khối A đạt 13 điểm trở lên là trúng tuyển, dù điểm chuẩn ngành thí sinh dự thi là 20? (Thúy Hà, 50 tuổi, hvthuy@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Đạt đủ điểm sàn là một điều kiện để được ưu tiên xét tuyển đối với những thí sinh được giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Còn mức ưu tiên cụ thể phải tùy thuộc vào quy định của từng trường ĐH, CĐ.

* Khi thi tốt nghiệp những vật dụng nào được phép đem vào phòng thi? Và những vật dụng nào không được đem vào? Nếu có điện thoại khi vào phòng thi thì em tắt nguồn, vậy có vi phạm không? Đối với môn địa lý có cho phép sử dụng Atlat địa lý? Về môn hóa thì hiện nay ngoài thị trường bán rất nhiều các loại bảng tuần hoàn hóa học, vậy bản nào có thể sử dụng khi thi? (Nguyễn Hữu Nghĩa, 20 tuổi, behai_alias@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Những vật dụng được đem vào phòng thi, ngoài thẻ dự thi, chứng minh thư, thì chỉ được mang: bút viết, thước kẻ, compa, êke, thước vẽ đồ thị, bút chì, tẩy chì, dụng cụ vẽ hình; các dụng cụ này không được gắn linh kiện điện, điện tử.

Máy tính cầm tay được đem vào phòng thi là máy tính không có thẻ nhớ, không có chức năng soạn thảo văn bản. Trong kỳ thi tốt nghịêp THPT thì học sinh được phép mang vào Atlat địa lý do NXB Giáo Dục ấn hành và không được viết thêm bất kỳ nội dung gì.

Ngoài những thứ ở trên, không được mang gì khác vào phòng thi. Điện thoại di động không được mang vào phòng thi. Nếu giám thị phát hiện em mang điện thoại vào phòng thi, kể cả điện thoại đã tắt nguồn em sẽ bị lập biên bản và bị xử lý kỷ luật theo quy định trong quy chế thi. Trước khi vào phòng thi, các em nên để những vật dụng không được phép, đồ dùng tư trang ở khu vực cách ly với phòng thi mà hội đồng thi quy định.

* Em của tôi đang học chương trình của ban Khoa học tự nhiên. Vậy khi thi ĐH khối A và B thì phần tự chọn em tôi sẽ phải làm phần nào? (Nguyễn Tuấn, 22 tuổi, marnguyentuan@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Chỉ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay mới quy định "thí sinh học chương trình nào, làm phần riêng của chương trình đó". Còn đối với kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ thì thí sinh được phép chọn một trong hai phần riêng phù hợp với khả năng của mình. Chỉ lưu ý thí sinh, đã chọn làm phần riêng nào thì làm trọn vẹn phần đó, không đồng thời làm cả hai phần.

RaFvST1R.jpgPhóng to
Ông Trần Văn Nghĩa - Ảnh: Thanh Hà
* Khi thi tốt nghiệp THPT chúng tôi phải sang trường khác thi, nhưng những trường đó có cùng quận với trường tôi học không, hay phải đi xa hơn? (Trần Uyên Như, 18 tuổi, tranuyennhu0709@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Việc bố trí các hội đồng thi là do các sở GD-ĐT quyết định. Nhưng theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT sẽ phải cân nhắc để chọn các địa điểm thi an toàn, có cơ sở vật chất tốt và thuận tiện cho thí sinh trong việc đi lại. Vì thế em không nên quá lo lắng về việc tổ chức thi theo cụm.

* Giả sử nếu không trúng tuyển NV1, có điểm thi thấp hơn điểm sàn của ngành đã thi, nhưng lại cao hơn điểm sàn của các ngành khác, kể cả ở các trường đã tổ chức thi tuyển, vậy có được tiếp tục xét tuyển vào các ngành khác đó không? (cobe_muadong121091@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT công bố cho từng khối thi là mức điểm tối thiểu để được tham dự xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Nếu kết quả thi của thí sinh thấp hơn mức sàn của bộ, thí sinh không được tham dự xét tuyển vào bất kỳ trường ĐH, CĐ nào.

Ngoài ra, ở một số trường có thể sẽ quy định mức điểm sàn trúng tuyển vào trường mình và có điểm chuẩn trúng tuyển cho từng ngành. Thí sinh đủ điểm trúng tuyển vào trường, không trúng tuyển ngành mình đã đăng ký có thể được xét tuyển vào ngành có điểm chuẩn thấp hơn.

* Tôi là thí sinh tự do, hiện đang luyện thi tại ĐH Sư phạm TP.HCM. Đến ngày hôm qua lên mạng thì tôi mới biết về những sai sót trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009. Do tôi ở Đắk Nông nên một số thông tin cũng không được cập nhật vì không có điều kiện. Tôi nghĩ cũng sẽ có rất nhiều thí sinh không biết về việc sai sót này.

Chẳng lẽ Bộ GD-ĐT có những sai sót đó mà không có thông báo gì đến những thí sinh tự do như chúng tôi sao? Những thí sinh làm sai hồ sơ mà không biết mình sai thì phải làm thế nào? Còn một số ngành không có trong quyển Những điều cần biết... mà một số trường ĐH thông báo thiếu thì có được đăng ký dự thi không? (Võ Duy Cương, 19 tuổi, langtuchungtinh_ox@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Bộ GD-ĐT đã có thông tin đính chính một số nội dung trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 từ ngày 19-3 và đã gửi về tất cả các sở GD-ĐT và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nếu có những sai sót trong hồ sơ ĐKDT, thí sinh được chỉnh sửa, bổ sung vào buổi làm thủ tục dự thi trước mỗi đợt thi.

* Thi tốt nghiệp có giới hạn phần nào không? Nhiều quá tôi sợ học không nhớ hết. Khi làm phần chung, những người học ban nâng cao có lợi hơn ban cơ bản phải không? (Thùy Phương, 18 tuổi, vunguyenthuyphuong@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Không có giới hạn chương trình trong kỳ thi tốt nghiệp cũng như trong thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo đó, thí sinh sẽ phải nắm kiến thức cơ bản của cả chương trình học bao gồm chủ yếu chương trình lớp 12 và những phần kiến thức liên quan đã được học ở lớp 10, 11. Nếu trong quá trình học, em đã nắm được kiến thức cơ bản thì chỉ cần ôn tập lại. Em có thể tham gia các lớp ôn tập tại trường để ôn tập theo chủ đề, biết cách tổng hợp, hệ thống lại kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài thi.

Đề thi sẽ được ra sao cho có sự công bằng giữa người học ở các chương trình khác nhau. Vì thế sẽ không có chuyện học ban nào "lợi hơn" khi đi thi.

* Tôi là thí sinh tự do, hiện tôi đang học tại một trường CĐ. Theo quy định, tôi muốn dự thi ĐH 2009 phải có giấy đồng ý của trường đang học, nhưng trường tôi không đồng ý cho tôi dự thi, bây giờ tôi phải làm sao? Thực tế là trường tôi đang học không hấp dẫn với tôi. (Thanh, 19 tuổi, dnthanh2009@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy định, đang là sinh viên của một trường ĐH, CĐ, nếu muốn dự thi vào trường khác, thí sinh phải được sự đồng ý của hiệu trưởng trường đang học. Trong trường hợp trường không đồng ý mà thí sinh vẫn muốn dự thi thì sẽ phải làm thủ tục xin thôi học và đền bù kinh phí đào tạo theo yêu cầu của trường.

* Học sinh ở các xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II và các xã bãi ngang theo quyết định của Thủ tướng thì thuộc diện ưu tiên 2 hay ưu tiên 3 theo quy chế thi tốt nghiệp năm 2009 và tuyển sinh ĐH, CĐ? (Nguyễn Văn Linh, 18 tuổi, nguyenvanlinh2006@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Thí sinh cư trú và học tập ở khu vực nào sẽ được hưởng ưu tiên theo khu vực đó theo qui chế tuyển sinh hiện hành. Còn nằm trong chương trình 135 là điều kiện để được xét vào học hệ cử tuyển theo Nghị định 135 của Chính phủ.

* Có chắc chắn thi tốt nghiệp THPT ngồi theo ban không? Giả sử như có 55 học sinh học ban KH-XH mà mỗi phòng chỉ có 24 thí sinh. Vậy thì có 7 thí sinh sẽ ngồi 1 phòng đúng không? Liệu có ngồi chung với ban khác được không? (Lê Thị Hồng Vân, 18 tuổi, ongmam@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì học sinh trong một cụm trường sẽ được sắp xếp theo thứ tự các ban (trường hợp trong ban có nhiều ngoại ngữ, phải xếp theo ngoại ngữ). Trong mỗi nhóm như vậy, phòng thi xếp 24 thí sinh cho đến hết danh sách thí sinh. Phòng thi cuối cùng của mỗi nhóm có thể xếp tối đa là 28 thí sinh, nếu có lớn hơn 28 thí sinh sẽ phải xếp thành hai phòng thi.

* Tôi học chương trình chưa cải cách mà năm nay chương trình đã cải cách rồi. Tôi thi khối C thì tôi cần học thêm phần nào của chương trình cải cách so với chương trình chưa cải cách để có kết quả tốt hơn? Trong đề thi có phần dành riêng cho chương trình chưa cải cách không? (Nguyễn Thanh Bình, 22 tuổi, ntbinh627@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm nay sẽ được ra theo chương trình - SGK mới. Theo quy định thí sinh tự do sẽ phải dự thi theo nội dung và hình thức của kỳ thi năm nay, không có đề thi hay phần đề thi dành cho thí sinh học chương trình - SGK cũ. So với chương trình - SGK cũ, phần lớn kiến thức giống nhau, chỉ có một số phần khác. Em có thể tham khảo cấu trúc đề thi, hướng dẫn ôn tập của Bộ GD-ĐT để biết nội dung khác nhau giữa các chương trình - SGK, từ đó tự bổ sung kiến thức cần thiết để đảm bảo dự thi đạt kết quả tốt.

* Ba tôi là bệnh binh tỉ lệ MSLL 81%, theo hướng dẫn của trường nơi tôi học, để được hưởng điểm ưu tiên phải có giấy xác nhận của phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện. Tôi đã xin giấy xác nhận con bệnh binh và đã nộp kèm với thẻ bệnh binh của ba tôi trong hồ sơ dự thi ĐH. Nhưng theo tư vấn thì cần nộp thẻ bệnh binh và giấy khai sinh vậy tôi có cần phải bổ sung thêm giấy khai sinh hay không? Tôi muốn dự thi vào Trường ĐH ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM thì phải ghi tên trường như thế nào? (Nguyễn Thị Phương Nam, 18 tuổi, gia_nhu08@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Những giấy tờ mà em đã nộp đã đủ điều kiện hợp lệ để được hưởng chính sách ưu tiên. Nộp bản sao công chứng thẻ thương binh và giấy khai sinh là trong trường hợp không xin được giấy xác nhận của phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện. Thí sinh phải ghi tên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở phía Nam và ghi rõ mã trường là NTS.

* Khi vào phòng thi, sau khi đã được giám thị kiểm tra giấy nháp và ký tên, xếp chỗ ngồi rồi thì trong lúc chờ đợi đến giờ phát đề thi, tôi có thể ghi các công thức hay những gì cần nhớ lên giấy nháp được không? Như vậy thì có bị xem là sử dụng tài liệu không? (cô học trò, 18 tuổi, abcd@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Theo quy định, giám thị 1 và giám thị 2 sẽ phải ký vào giấy thi và giấy nháp của thí sinh sau khi đã yêu cầu thí sinh đề rõ tên, số báo danh vào giấy thi và giấy nháp. Thí sinh sẽ chỉ được làm nháp vào tờ giấy ghi rõ tên, số báo danh của mình và có chữ ký của giám thị coi thi buổi đó. Làm trái quy định này sẽ bị coi là vi phạm quy chế.

* Học sinh trong chương trình học học hai phần cơ bản và nâng cao, khi thi lại lấy phần chung vậy học sinh phải chú trọng phần kiến thức nào hơn? Vì có những phần ban cơ bản không có và ban nâng cao có, và liệu đề thi có nghiêng về một ban nào không? (Nguyễn Thị Hương, 18 tuổi, be_cua18@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Đề thi với phần lớn các môn (toán, lý, hóa, sinh, sử, địa, văn) đều được ra gồm có hai phần: Phần chung ra theo phần kiến thức giao thoa của chương trình chuẩn và chương trình nâng cao (chiếm khoảng 80%), phần riêng ra theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Như vậy, đối với các em được học theo chương trình chuẩn nếu chọn phần riêng theo chương trình chuẩn thì toàn bộ nội dung đề thi sẽ nằm trong chương trình chuẩn. Nếu chọn phần riêng theo chương trình nâng cao thì toàn bộ đề thi sẽ nằm trong chương trình nâng cao. Em có thể yên tâm vì sẽ chỉ phải thi những kiến thức đã được học.

* Tôi là thí sinh tự do. Tôi muốn hỏi về hình thức thi tốt nghiệp THPT năm 2009 như thế nào, thi theo hình thức trắc nghiệm hay tự luận? Tôi muốn biết chi tiết môn nào thì thi trắc nghiệm, môn nào thi tự luận. (Trần Thị Thu Hà, 19 tuổi, tranthithuha_17387@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009, các môn văn, lịch sử (môn thi thay thế ngoại ngữ), địa lý, toán thi theo hình thức tự luận; các môn ngoại ngữ, sinh học, vật lý, hóa học thi theo hình thức trắc nghiệm.

* Theo cấu trúc đề thi ĐH, hầu hết các môn phần lớn kiến thức nằm ở chương trình lớp 12. Riêng môn hóa thì tôi đếm thấy có tới 20 câu trong tổng số 50 câu nằm ở chương trình lớp 10 và 11. Môn hóa là môn kiến thức liên thông với nhau, phải nắm được kiến thức lớp dưới mới học được lớp trên. Nhưng với đề thi trắc nghiệm nhiều khi phải nhớ chi tiết, vậy mà kiến thức lớp 10 lớp 11 chiếm nhiều điểm như thế có nghĩa là với môn hóa chúng tôi phải ôn cả ba khối trong khi thời gian thi tốt nghiệp xong đến khi thi ĐH chưa đầy một tháng. Như vậy đối với học sinh quả là nan giải! (Nguyễn Hoài, 18 tuổi, hoaianh91@...)

- Ông Trần Văn Nghĩa: Đề thi chủ yếu nằm trong kiến thức lớp 12. Thí sinh đương nhiên phải nắm vững kiến thức chương trình lớp 12. Nhưng có những môn học ở lớp 12, có tính liên thông, tiếp nối kiến thức ở lớp 10, 11. Để có thể nắm được kiến thức lớp 12, học sinh bắt buộc phải nắm được phần kiến thức liên quan với những lớp dưới.

wmMJ4g1x.jpgPhóng to
Ông Đỗ Thanh Duy - Ảnh: Thanh Hà
* Em làm hai bộ hồ sơ. Nộp đồng thời trong đó, một là nộp NV1 cho Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Hai là hồ sơ nộp Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật thương mại - là trường CĐ xét tuyển. Có phải khi đỗ Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội em cũng không được theo học vì đã nộp hồ sơ cho trường CĐ kia, được coi như là nộp hồ sơ thi nhờ Trường ĐH Công nghiệp? (Nhung, 18 tuổi, kanon131193@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Trong trường hợp em đăng ký dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, thì chỉ khi em không trúng tuyển vào trường này nhưng kết quả thi đạt từ mức điểm sàn CĐ trở lên, em được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 2 vào Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật thương mại.

Nếu em muốn xét tuyển NV1 vào Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật thương mại (là một trường không tổ chức thi), em phải thi nhờ ở một trường ĐH cùng khối thi để lấy kết quả xét tuyển. Em sẽ không được xét tuyển ở trường thi nhờ. Nghĩa là em chỉ được lựa chọn đăng ký NV1 vào một trường.

* Tôi đang là đối tượng hưởng chế độ thương tật trên 41%, con tôi dự thi tốt nghiệp THPT và ĐH có được ưu tiên cộng điểm không? (Nguyễn Hữu Thiệp, 50 tuổi, thiep.ngh@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy định, con của những đối tượng được hưởng chính sách thương binh, bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh dưới 81% được nhóm ưu tiên 2, được hưởng 1 điểm ưu tiên khi dự thi tuyển sinh.

* Tôi hiện đang phục vụ trong lực lượng cảnh sát cơ động, khi tôi xuất ngũ thì thi ĐH, CĐ tôi có được hưởng điểm ưu tiên không? Chế độ ưu tiên khi vào học các trường công và trường tư như thế nào? (Nguyễn Minh Khang, 22 tuổi, minhkhang_icq@...)

- Ông Đỗ Thanh Duy: Theo quy chế tuyển sinh, công an nhân dân khi hoàn thành nghĩa vụ, đã xuất ngũ có thời hạn phục vụ từ 18 tháng trở lên thuộc đối tượng 03 của nhóm ưu tiên 1, được hưởng 2 điểm ưu tiên. Nếu phục vụ dưới 18 tháng, không ở khu vực 1 thì thuộc đối tượng 05 nhóm ưu tiên 2, được hưởng 1 điểm ưu tiên. Chế độ ưu tiên đối tượng, khu vực áp dụng như nhau cho cả hai loại hình trường công và tư.

* Tôi là th

NHÓM PV TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên