TTCT - Thầy giáo đúng trước lớp học và cầm một miếng bìa nhỏ. “Bài toán đặt ra là có thể khoét một lỗ trên miếng bìa để có thể tròng vào đầu của các anh chị hay không?”.

Sáng tạo cần tư duy lạc quan và sự quyết tâm

Phóng to
TTCT - Thầy giáo đúng trước lớp học và cầm một miếng bìa nhỏ. “Bài toán đặt ra là có thể khoét một lỗ trên miếng bìa để có thể tròng vào đầu của các anh chị hay không?”.

Lớp học xôn xao, rất nhiều người kêu là không thể vì miếng bìa quá nhỏ, thầy nhắc lại câu hỏi và yêu cầu ai có thể giải được thì giơ tay lên. Chỉ có vài người giơ tay, họ thử nhiều kiểu cắt khác nhau nhưng không thành công.

Cuối cùng thầy giáo cầm miếng bìa và cắt theo hình xoắn ốc, kết quả có thể tròng vào đầu của một sinh viên. Và ông giải thích: “Bài toán này nếu đưa cho 1.000 người bất kỳ giải quyết trong vòng mười phút giống như tôi yêu cầu các bạn thì thường chỉ có khoảng ba người có thể cắt được, vì thế các bạn đừng buồn. Vấn đề không phải là giải được mà là các bạn tư duy rằng “mình sẽ làm được”. Rất ít người hiểu được rằng mình cũng có thể sáng tạo.

Những người có khả năng sáng tạo, họ là ai? Bill Gates? Einstein hay một người nào đó có cái đầu hói với kiến thức uyên thâm? Bạn mới tốt nghiệp lớp 12, liệu bạn có sáng tạo được không? Câu trả lời là ai cũng có khả năng sáng tạo. Cũng như chỉ số IQ, một giáo sư nhiều khi có chỉ số IQ thấp hơn một học sinh lớp 12. Mỗi người đều có thể sáng tạo nếu vượt qua được những suy nghĩ cản trở.

Khi gặp một vấn đề bạn thường suy nghĩ như thế này:

- Chúng ta không đủ thời gian

- Chúng ta không có đủ sự giúp đỡ

- Hệ thống của chúng ta quá nhỏ để làm điều đó

- Chúng ta vẫn làm theo cách đó đấy thôi

- Phương pháp chúng ta đang làm cũng đáng tin cậy mà

- Không thực tế chút nào

- Tốn nhiều thời gian lắm

- Cũ rích rồi

- Chúng ta chưa sẵn sàng để làm điều đó

- Chúng ta còn nhiều việc cấp bách phải làm

- Phải đầu tư kỹ lưỡng lắm mới được

- Chỉ là lý thuyết thôi

- Cấp trên sẽ không thích nó đâu

- Phương pháp hiện tại đang được thực hiện rồi, sao lại không tiếp tục làm tới cùng đi.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đối diện với một vấn đề và cho rằng nó không giải quyết được, hãy tư duy rằng “Nothing is impossible” - Không có gì là không thể. Có một câu nói như thế này: “Khi một khoa học gia bắt tay vào giải một bài toán mà biết rằng sẽ có giải pháp thì ông đã đi được 50% con đường”.

Có nhiều điều các bạn có cơ sở để làm được, tuy nhiên những thành kiến làm bạn nghĩ nó không thể làm được. Hãy viết ra một tờ giấy những điều mà bạn muốn làm trước đây hoặc thoáng nghĩ đâu đó, sau đó với những điểm mà bạn cho rằng quá khó để thực hiện thì bạn hãy viết ra một kế hoạch chi tiết những điều cần làm cho mục tiêu đó và phân vấn đề thành nhiều phần nhỏ hơn. Bãn sẽ thấy vấn đề cũng không đến nỗi nào.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận