Lão võ sư Trần Tiến

THÀNH NGỌC 06/11/2004 22:11 GMT+7

TTCN - Đêm hội võ tại Nhà văn hóa Thanh niên (TP.HCM) có cả ngàn người tham dự. Lão võ sư Trần Tiến bước lên sàn diễn. Nhìn vóc người cao lớn, quắc thước, mấy ai biết được ông đã ngoài chín mươi?

Phóng to
Võ sư Trần Tiến trong thế Mãnh hổ xuyên tâm
TTCN - Đêm hội võ tại Nhà văn hóa Thanh niên (TP.HCM) có cả ngàn người tham dự. Lão võ sư Trần Tiến bước lên sàn diễn. Nhìn vóc người cao lớn, quắc thước, mấy ai biết được ông đã ngoài chín mươi?

Nhanh nhẹn cởi bỏ áo võ, ông biểu diễn các tiết mục nội công. Ông luyện khí vận kình, các cơ bắp toàn thân đều chuyển động qua bộ Long qua công để cuối cùng dồn lên mười đầu ngón tay với động tác như bấu lấy một sức mạnh vô hình, kéo về phía mình rồi nhẹ nhàng đẩy về vị trí cũ. Tiếng vỗ tay hào hứng, tán thưởng khi ông chuyển sang môn Siêu cự công với sự thể hiện đầy xuất thần.

Gần mười năm trước, gặp ông tại một căn hộ trên đường Hoàng Văn Thụ. Khoảng sân rộng phía trước biến thành sân tập võ với đủ các dụng cụ: trụ đấm, bao cát, ống gang... Nhìn ông cởi trần cùng đám môn sinh lăn lộn trên cát đá để luyện tập, chợt giật mình về công phu kinh người ấy.

Rồi một buổi chiều, ngồi cạnh ông bên tách trà, nghe ông kể lại quãng đời một thời ngang dọc. Ông nội của ông vốn là nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Đề Thám bị ám hại, nghĩa quân tan rã. Để tránh sự truy lùng của thực dân Pháp, ông phải thay tên đổi họ, phiêu bạt nhiều nơi, mai danh ẩn tích. Như một sự an bài, cuối cùng gia đình ông về định cư tại Hải Phòng, với dụng ý đây là nơi sầm uất dễ bề che giấu hành tung và cũng dễ thoát thân ra đường biển khi có sự biến.

Ở nơi đất lạ xứ người, tìm một kế sinh nhai thật là khó. May sao, cha của Trần Tiến được sự giới thiệu làm quen với ông Lý Seng Bao, một thương buôn người Hoa giàu có, thế lực. Được nhận làm người giúp việc, trở thành thành viên tin cậy trong gia đình họ Lý. Lý Seng Bao có người tâm phúc tên là Lý Giang Nam, võ nghệ cao cường, thuộc Thiếu Lâm nam phái.

Có lần đụng độ với đám lính quỵt nợ, Lý Giang Nam đã xuất thủ đánh gục cả chục tên. Sau nhờ sự dàn xếp của ông chủ họ Lý đầy thế lực, chính quyền sở tại mới chịu để yên. Thấy rõ làm trai của đất nước thời loạn mà không có miếng võ phòng thân sẽ trở nên bạc nhược, cha của Trần Tiến quyết định cho ông theo học võ. Và người thầy đầu tiên ông bái sư chính là võ sư Lý Giang Nam. Năm ấy Trần Tiến mười bốn tuổi.

Phóng to
Môn đồ Thiếu lâm nội gia
Không chịu dừng lại, khi đã có một nền tảng căn cơ võ thuật, ông tiếp bước trên con đường “tầm sư học đạo”. Một võ sư người Nhật tên Watanabe đã nhận ông làm môn đồ và truyền bá cho những tuyệt kỹ của môn nhu thuật. Đây là môn võ của các samurai Nhật Bản có nhiều đòn thế sát thủ dùng trong cận chiến. Để thấu đáo ngọn ngành mọi nguyên lý võ thuật, ông tiếp tục theo học môn nhu đạo với võ sư Henry Fabre người Pháp.

Với bầu máu nóng của tuổi trẻ, trong một phút giây máu giang hồ bốc lên, Trần Tiến quyết tâm “xuống núi” để thử sức mình. Ông đã tham gia nhiều cuộc tranh tài võ thuật, đấu thắng nhiều độ đài. Năm hăm bốn tuổi, Trần Tiến đoạt chức vô địch kiếm thuật Bắc kỳ. Chưa chịu dừng lại, gót chân Trần Tiến còn lang bạt kỳ hồ khắp vùng Đông Nam Á. Từng thượng đài và đánh hạ các đối thủ sừng sỏ ở nhiều võ đài tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore. Bí quyết để trở thành nhà vô địch là biết sở trường, sở đoản võ sĩ của từng nước để có đòn thế khắc chế và có đấu pháp hợp lý.

Có lần ở Singapore, Trần Tiến đọ sức cùng một võ sĩ tự xưng là Tiểu Lâm Xung. Võ sĩ này có sở trường đưa ngực, bụng chịu những cú đá trời giáng mà không hề hấn gì. Lại thêm bàn tay mệnh danh “thiết thủ” có thể đấm vỡ tấm gỗ dày 5 phân. Trần Tiến đã sử dụng nhu thuật, hầu quyền để phòng ngự, thăm dò, vô hiệu hóa các đòn đấm đá của Tiểu Lâm Xung. Rồi “xuất kỳ bất ý” chuyển sang xà quyền hạ gục đối thủ. Tuy thua nhưng quá cay cú, Tiểu Lâm Xung hẹn nửa năm sau lại tái đấu. Nhưng rồi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1939), các võ đài ngừng hoạt động, Trần Tiến quay về Việt Nam.

Rồi ông tham gia kháng chiến chống Pháp, được tuyển chọn làm huấn luyện võ thuật cho bộ đội đặc công. Miền Bắc giải phóng, có phong trào khôi phục và phát triển các môn võ dân tộc. Năm 1963, võ sư Trần Tiến được cử sang cùng Ủy ban Thể dục thể thao tập hợp được 36 võ sư cổ truyền phía Bắc để tổ chức hội thảo chuyên môn.

Nghỉ hưu với quân hàm đại tá, có thời gian ông nghiền ngẫm và hệ thống lại các chiêu thức cùng tìm tòi thêm cái mới, lão võ sư Trần Tiến sáng lập môn phái Thiếu Lâm nội gia. Tuổi đã cao, võ sư vẫn sống một mình và để hết tâm huyết vào việc truyền dạy võ thuật và võ đạo cho các môn đồ. Môn sinh theo học cả ngàn, có cả người nước ngoài như Pháp, Ý, Nga...

Ông tổ của nền võ nghiệp Việt Nam

Tài năng chính trị và quân sự kiệt xuất, tấm lòng tận trung với nước. Những quốc sách về dựng nước tiến bộ đã giúp cho nhà Trần đạt tới đỉnh cao cả về võ công và văn trị, tạo nên hào khí Đông A của nước Đại Việt trong gần hai thế kỷ”.

Trần Quốc Tuấn sinh cuối thập kỷ 20 của thế kỷ 13. Bấy giờ nhà Trần cũng đang đối đầu với thế lực Mông Cổ hết sức hung hãn và đầy tham vọng, trực tiếp uy hiếp Đại Việt, nhằm lấy đường tràn xuống Đông Nam Á. Trong giai đoạn thử thách lịch sử ấy, Trần Quốc Tuấn trở thành trụ cột của vương triều nhà Trần. Ông được phong làm Quốc phong tiết chế, thống lĩnh toàn bộ quân đội, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên, đánh bại ý chí xâm lăng của Hốt Tất Liệt đối với nước ta.

Là người gần gũi với quân binh, ông viết trong Hịch tướng sĩ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan nào nhỏ thì ta thăng thưởng, lương ít thì ta tăng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”.

Trước khi mất, ông còn để lại kế sách giữ nước cho đời sau. Ông căn dặn vua Trần Anh Tông: “Phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào để quân lính như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng. Và phải khoan sức dân để làm cái kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”.

Ông mất đi, được vua sắc phong là Hưng Đạo Đại Vương. Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, tro xương thu vào chiếc bình đồng chôn trong rừng An Sinh, đất san bằng phẳng trồng cây xung quanh, không có dấu vết lăng mộ gì. Đền thờ ông được lập ở Vạn Kiếp và anh linh ông được thờ khắp các điện miếu trong nước với lời truyền “tháng tám giỗ cha...”.

Trong Võ miếu do nhà Lê lập ở Thăng Long và Võ miếu nhà Nguyễn lập ở Huế, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn luôn được các nhà nước quân chủ xác nhận là một binh gia võ tướng hàng đầu của dân tộc Việt Nam. Cho dù trước thời Trần, dân tộc ta đã có huyền thoại Thánh Gióng, và các võ tướng đã lập võ công chói lọi từ Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt..., nhưng Trần Quốc Tuấn mới thật sự là nhà quân sự thiên tài, nhà chiến lược có tầm nhìn xa trông rộng. Ông còn là người biên soạn bộ Binh thư yếu lược, huấn luyện quân đội theo binh pháp, đưa nghệ thuật quân sự đời Trần lên một đỉnh cao mới.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lời tựa quyển sách Trần Hưng Đạo - nhà quân sự thiên tài (Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia năm 2000) đã đánh giá ông là “tài năng chính trị và quân sự kiệt xuất, tấm lòng tận trung với nước. Những quốc sách về dựng nước tiến bộ đã giúp cho nhà Trần đạt tới đỉnh cao cả về võ công và văn trị, tạo nên hào khí Đông A của nước Đại Việt trong gần hai thế kỷ”.

Binh thư của ông cũng là võ kinh, võ trận của ông cũng là võ pháp, chiến công của ông cũng là võ công. Có thể xem ông không chỉ là vị anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là ông tổ của nền võ nghiệp Việt Nam. Người xưa đã đánh giá, lịch sử đã xác nhận.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận