Gốm hi vọng

VÕ XUÂN HUY 28/09/2013 19:09 GMT+7

TTCT - Olivier Oet - nghệ sĩ gốm raku đến từ Cộng hòa Pháp - đã dành thời gian ba tuần (từ ngày 9 đến 29-9-2013) để truyền dạy kỹ thuật làm gốm raku cho các học viên tại Trung tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật - trẻ em khó khăn Hi Vọng (Huế).

Phóng to
Olivier Oet hướng dẫn học viên tạo hình sản phẩm

Mục đích của Olivier Oet là truyền dạy các kỹ thuật hết sức căn bản, dễ thực hiện cho mười học viên câm điếc và thiểu năng trí tuệ để họ có thể tự tạo ra những sản phẩm gốm raku theo cách riêng của chính họ, và quan trọng nhất là có thêm một dòng sản phẩm mới góp phần đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất tại Trung tâm Hi Vọng.

Vốn đã phải sống khó khăn, hạn chế trong mọi cảnh huống đời thường cộng thêm bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa; nên để hướng dẫn các học viên thiểu năng làm những sản phẩm đầu tiên thật chẳng dễ dàng gì. Có học viên ngày này qua ngày khác chỉ nặn đi nặn lại những cục đất sét tương tự nhau.

Dù có trợ lý là cô Minh Nhật - một cán bộ của cơ sở cũng được cho đi đào tạo hai tháng về gốm raku tại Pháp năm ngoái - làm trung gian/cầu nối với các học viên, thì bản thân Olivier Oet cũng phải cố gắng rất nhiều, kể cả học thêm ngôn ngữ ký hiệu và khắc phục những khó khăn như tìm kiếm nhiều lần để có nguồn đất phù hợp hay giải pháp phù hợp với thời tiết ở Huế đang vào mùa mưa bão.

Và rồi bằng sự nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, điều kiện từ cả hai phía, những mẻ gốm raku lần lượt ra lò trong sự trầm trồ ngạc nhiên của cả thầy lẫn trò.

Raku trong tiếng Nhật có nghĩa là sự thích thú, sự hài lòng, niềm vui, hạnh phúc và đó cũng là những gì mà Olivier Oet đã làm được cho các học viên trong những ngày nghệ sĩ lưu trú tại đây.

Nhìn thành quả của những học viên, Olivier Oet tự tin bảo rằng sản phẩm gốm của họ sẽ chinh phục được khách hàng. Không những thế, lò gốm này có thể là nơi dành cho du khách thập phương đến để chế tác ra vài món đồ lưu niệm bằng gốm raku mang thương hiệu gốm Hi Vọng - dấu ấn đặc biệt khi tham quan miền di sản - cố đô Huế.

Phóng to
Olivier Oet dùng ngôn ngữ ký hiệu trao đổi với học viên câm điếc

Phóng to
Tác giả (họa sĩ Võ Xuân Huy - trái) trải nghiệm thực tế làm gốm raku

Phóng to
Olivier Oet vui vẻ đội đất lên đầu khi tìm ra nguồn đất phù hợp

Phóng to
Olivier Oet giới thiệu sản phẩm gốm raku đầu tiên cho họa sĩ Tô Trần Bích Thúy - trưởng khoa sư phạm mỹ thuật ĐH Nghệ thuật Huế

Phóng to
Olivier Oet khảo sát nguồn đất sét tại Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế

Phóng to
Học viên Nguyễn Văn Pháp chăm chút sản phẩm của mình

Phóng to

Phóng to

Phóng to
Các sản phẩm đang trong quá trình chế tác và đã hoàn thiện của học viên câm điếc và thiểu năng trí tuệ

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận