Cơ cực nghề đốn kè

MẠNH HOÀI NAM 21/06/2010 11:06 GMT+7

TTCT - Những tuần qua, nhiều người dân ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) lặn lội vào rừng sâu đốn lá kè, một loại cây giống như cây cọ để làm nón. 4g sáng họ đã lục tục dậy chuẩn bị gùi, rựa và gói cơm mang theo vượt chặng đường xa gần 100km theo trục đường miền tây Phú Yên để đến xã vùng cao Phú Mỡ.

Từ đây, họ đi tiếp đến núi Chín Bếp, Hà Đan rồi lên vùng rừng núi âm u Chín Cụm (giáp ranh tỉnh Gia Lai) để tìm đốn lá kè.

Phóng to
Những người hành nghề chặt lá kè vừa “xuống núi” từ xã Phú Mỡ đến thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, Phú Yên - Mạnh Hoài Nam

Mỗi người lấy được khoảng 300 rẻ lá kè cũng phải mất 12 giờ cật lực lội suối vượt ghềnh. Một ngày có đến vài chục người đi chặt kè nên họ yên tâm ngủ lại rừng qua đêm. Một rẻ lá kè chở về tận Vân Canh bán cho người làng nón ngựa Gò Găng (An Nhơn, Bình Định) khoảng 1.000đ/rẻ, mỗi bó 300 rẻ kiếm được 300.000đ.

Mấy năm nay, làng nón ngựa nổi tiếng này bị người tiêu dùng làm ngơ. Nay sản phẩm bán đắt trong các dịp lễ hội, thương hiệu này có tiếng trở lại, nhiều nơi đến đặt hàng. Người trong nghề cho rằng chỉ có lá kè ở Phú Yên làm cho nón ngựa Gò Găng nổi tiếng. Dẫu sao thì nghề đốn kè cũng mang lại thu nhập khá, tuy vất vả nhưng công sức của những người hành nghề góp phần làm sống lại làng nghề nón ngựa Gò Găng nổi tiếng ở Bình Định.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận