21/06/2010 15:00 GMT+7

Nỗi đau da cam Việt Nam trong mắt báo chí quốc tế

PHAN ANH (Theo AP)
PHAN ANH (Theo AP)

TTO - 35 năm sau chiến tranh, sau vô vàn nỗ lực đòi công lý, những nạn nhân chất độc màu da cam mới nhận được quyết định bồi thường 300 triệu USD từ phía Mỹ. Sự kiện này thu hút niềm cảm thông, chia sẻ của các hãng tin lớn nước ngoài.

Chất độc da cam và lẽ công bằng Đề nghị góp 300 triệu USD cho các chương trình da cam

AP cho rằng Washington đã tỏ ra chậm chạp khi kết hợp với Việt Nam để nghiên cứu hậu quả của 75 triệu lít chất độc rải xuống đất nước này từ năm 1962 đến năm 1971, làm ô nhiễm 2 triệu héc-ta rừng, 202.000 héc-ta đất canh tác và gây nên những di chứng khủng khiếp cho thế hệ sau.

“Dọn sạch chất độc da cam sẽ ít tốn kém hơn cả việc làm sạch lượng dầu tràn trong vịnh Mexico”, Walter Isaacson, đồng chủ tịch Nhóm đối thoại Mỹ - Việt về chất độc da cam/dioxin, nói. Họ chỉ cần 100 triệu USD để phục hồi hệ sinh thái ở hàng chục điểm bị nhiễm dioxin, trọng tâm là ở 3 nơi từng là căn cứ của không quân Mỹ, bao gồm Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và Phù Cát (Bình Định).

A0hi56ur.jpgPhóng to
Bà Đặng Hồng Nhựt, nạn nhân và cũng là người đấu tranh vì quyền lợi của các nạn nhân chất độc màu da cam - Ảnh: Guardian

Khoảng 200 triệu USD nữa sẽ được dành để chăm sóc sức khỏe cho những người bị dị tật vì ảnh hưởng từ dioxin. Hội chữ thập đỏ Việt Nam ước tính có khoảng 3 triệu trẻ em và người lớn là nạn nhân của chất độc da cam. Tuy nhiên, số tiền 300 triệu USD không được trả ngay mà kéo dài đến 10 năm, mỗi năm 30 triệu USD.

“Chiến tranh đã đi qua nhưng vết thương vẫn còn đó ở nhiều vùng đất”, ông Nguyễn Văn Sơn, đại biểu Quốc hội, bày tỏ với AP. “Một số nạn nhân dioxin đã chết nhưng vẫn còn nhiều người bị dị tật đang vật lộn với cuộc sống khó khăn. Họ cần được điều trị và hỗ trợ”.

Guardian đã phỏng vấn bà Đặng Hồng Nhựt, thành viên của Hội nạn nhân chất độc da cam VN và Chiến dịch đấu tranh cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Người phụ nữ này tham gia chống Mỹ khi 29 tuổi, bị tra tấn dã man ở nhà tù Côn Đảo. Đến ngày giải phóng, bà trở về cuộc sống đời thường, có thai và sinh non.

Khi bác sĩ bảo thai nhi bị dị tật và đã chết, bà mới biết mình bị nhiễm chất độc mà quân đội Mỹ rải xuống. Từ đó, bà không được phép mang bầu nữa. Sức khỏe của bà ngày càng tệ thêm với bệnh ung thư ruột và vòm họng.

Khi đến thăm phòng lưu trữ mẫu thai nhi dị tật vì chất độc da cam ở bệnh viện Từ Dũ, bà đã thực sự kinh hoàng khi nhìn thấy những em bé hai đầu, cong vẹo chân, ruột nằm ngoài bụng...

Điều đó làm bà Nhựt quyết tâm đấu tranh cho những nạn nhân của chất độc màu da cam, trong đó có chồng bà - ông chết năm 1999 vì bệnh ung thư, được xác định là do chất độc nhiễm từ chiến trường.

Những cảnh đời bất hạnh của các nạn nhân đã được ống kính phóng viên nước ngoài ghi lại. Dưới đây là bộ ảnh của AP:

pkzt3kGQ.jpgPhóng to
Bé Nguyễn Quang Huy đang uống sữa ở ở trung tâm chăm sóc người già và trẻ em thiểu năng tại Ba Vì, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 10-5-2010. Đến nay vẫn còn hàng trăm trẻ mới ra đời bị dị tật vì bố/mẹ bị nhiễm chất độc da cam. Bé Huy có mắt nhưng không thể mở được mắt.
jNRz91qI.jpgPhóng to
Một bé trai 8 tuổi khác không thể đi lại vì dị tật ở chân.
W6HBaGXu.jpgPhóng to
Bé Nguyễn Tuấn Tú sinh ra không có mắt.
TQ2RMjKi.jpgPhóng to
Một nạn nhân khác, em Trần Văn Hoàng, đang phải bò về nhà.
PwIk6Hgt.jpgPhóng to
Trần Văn Lâm dù đã lớn nhưng người bố 60 tuổi vẫn phải tắm cho.
PHAN ANH (Theo AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên