22/07/2014 16:18 GMT+7

Bê bối thịt thối ở Trung Quốc lan sang Nhật Bản

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Đại diện McDonald ở Nhật Bản hôm 22-7 cho biết chi nhánh này cũng dính bê bối thịt "thối" từ Trung Quốc vì đã nhập nguyên liệu thịt gà tươi của công ty thực phẩm Husi (Phúc Hỉ) Thượng Hải.

Phát hiện vụ bán thịt thối cho McDonald’s, KFC

LpFwTuum.jpgPhóng to
Sản phẩm Chicken McNuggets dạng thô của McDonald đang được sản xuất ở nhà máy của công ty Husi Thượng Hải Ảnh:scmp

Một ngày trước đó, công ty Phúc Hỷ bị cáo buộc đã bán thịt "thối" cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của McDonald, Pizza Hut, KFC và chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm của Thụy Điển -Ikea ở Trung Quốc.

Sự việc đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc.

Báo South China Morning Post dẫn lời người phát ngôn của McDonald ở Nhật Bản cho biết 1/5 sản phẩm loại Chicken McNuggets của họ nhập từ công ty Phúc Hỷ.

McDonald Nhật Bản đã ngưng bán sản phẩm này từ hôm qua 21-7.

Trong khi đó, đại diện của MCDonald chi nhánh Thượng Hải yêu cầu chuỗi nhà hàng của mình ở Trung Quốc niêm phong khoảng 4.500 thùng thịt bị nghi ngờ.

Cùng ngày Pizza Hut cũng niêm phong khoảng 500 thùng thịt bò nguyên liệu có nguồn gốc từ công ty Phúc Hỷ.

Cùng lúc ở Trung Quốc, thêm hai nhãn hiệu là Burger King và Starbucks thừa nhận đã nhập nguyên liệu thịt gà và bò tươi của công Phúc Hỷ.

Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Burger King và các nhãn hàng thức ăn nhanh của Trung Quốc như Dicos, Pizza Papa John's khẳng định họ đã ngưng sử dụng nguyên liệu thị gà và bò tươi của Phúc Hỷ ngay sau khi nhận được thông tin về vụ bê bối trên. Burger King tuyên bố đã mở cuộc điều tra về vụ việc.

Starbucks Trung Quốc thừa nhận nhãn hàng này cũng đã gián tiếp mua nguyên liệu thịt gà từ các nhà cung ứng có liên quan đến công ty Phúc Hỷ để dùng chế biến sản phẩm "Chicken Apple Sauce Panini" (Bánh mì kẹp gà sốt táo). Sản phẩm này đã được bán ở 13 tỉnh thành lớn của Trung Quốc.

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Trung Quốc sau vụ bê bối sữa nhiễm melamine hồi năm 2008, làm 6 trẻ thiệt mạng và khoảng 300.000 trẻ khác nhiễm bệnh.

Trong những năm gần đây do lo lắng các nhãn hàng thực phẩm trong nước không đảm bảo an toàn, người tiêu dùng Trung Quốc chuyển sang sử dụng các nhãn hàng ngoại.

Nay đến lượt các nhãn hàng thực phẩm nổi tiếng quốc tế cũng dính bê bối "an toàn" khiến người tiêu dùng Trung Quốc càng thêm hoang mang.

MỸ LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên