06/09/2005 03:59 GMT+7

Khát vọng của trí tuệ VN

Tiến sĩ NGUYỄN HỮU LỆ(chủ tịch hội đồng tư vấn Công ty tin học TMA)
Tiến sĩ NGUYỄN HỮU LỆ(chủ tịch hội đồng tư vấn Công ty tin học TMA)

TT - Đó là điều mà nhiều nhà trí thức tham gia diễn đàn đã đề cập. Phải chăng chính từ đây, nguồn lực VN đã và đang được tập hợp rất mạnh mẽ, vượt lên những khó khăn, bức xúc cho một khát vọng chung của đất nước.

505Jnl4p.jpgPhóng to
Bức tường "Tuổi 20, tôi ước..." đầy những khát vọng tuổi trẻ...Ảnh: T.T.D.
TT - Đó là điều mà nhiều nhà trí thức tham gia diễn đàn đã đề cập. Phải chăng chính từ đây, nguồn lực VN đã và đang được tập hợp rất mạnh mẽ, vượt lên những khó khăn, bức xúc cho một khát vọng chung của đất nước.

Chúng tôi từng qua mặt một số đối thủ cạnh tranh

Tôi từng là du học sinh từ năm 1967 và trở về VN năm 2000 vì nhận thấy có rất nhiều cơ hội đóng góp kinh nghiệm của mình vào ngành công nghệ cao.

Riêng về ngành công nghệ thông tin, hiện nay VN được đánh giá cao, đặc biệt về nghiên cứu và triển khai (R&D) những hệ thống viễn thông cao cấp, nhưng chúng ta thiếu người có kinh nghiệm học tập và làm việc ở nước ngoài cũng như những người có khả năng giao tiếp tốt.

Xã hội nào cũng có nhiều điều bức xúc nhưng chúng ta phải hoàn toàn tin tưởng vào khả năng cá nhân và những đổi mới đáng kể của đất nước trong những năm qua. Trong bối cảnh hiện nay, trí tuệ VN là nguồn lực chủ yếu để chúng ta phát triển. Ngay cả trong những ngành đòi hỏi trí tuệ cao như xuất khẩu phần mềm, chúng tôi cũng đã từng qua mặt các đối thủ cạnh tranh từ nhiều nước để trúng thầu quốc tế nhiều hợp đồng lớn.

Mặc dù thu hút được nhiều học sinh giỏi trong nước và một số du học sinh có bằng cao học và tiến sĩ, chúng tôi vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ cao. Chúng ta cần cùng nhau chung sức xây dựng những công ty công nghệ cao tầm cỡ thế giới. Đây là cách biểu dương thực tế nhất khả năng trí tuệ của người VN, đúng theo tinh thần Thánh Gióng mà mọi người mong ước.

Tôi tự khẳng định mình trước

Tôi là một trong ba SV tốt nghiệp xuất sắc nhất của một trường đại học danh tiếng ở TP.HCM giữa thập niên 1990. Tôi từ chối ở lại trường để về quê cống hiến. Chính quyền tỉnh nơi tôi về xin việc đã từ chối khi nhìn thấy tấm bằng tốt nghiệp (!).

Tôi trở lại trường xin làm cán bộ giảng dạy với mức lương 540.000đ/tháng. Với đồng lương này không thể đủ để chi phí cá nhân đối với một người nghèo, xuất thân từ tỉnh lẻ như tôi. Đó là chưa kể tôi còn phải chu cấp cho một người anh em đang là SV đại học và học thêm cao học.

Nhưng niềm đam mê nghiên cứu khoa học và nhiệt huyết luôn cháy trong tôi. Các đề tài nghiên cứu tại trường rất lớn trong khi thời gian nghiên cứu tại trường rất ngắn. Nhưng trong xã hội có biết bao nhiêu công ty đang muốn cải thiện công nghệ sản xuất, bao nhiêu tổ hợp gặp vấn đề. Tôi bắt đầu từ đó, xin gặp các công ty có cùng lĩnh vực chuyên môn của mình. Tất cả chi phí nghiên cứu tôi tự bỏ ra, khi nào đạt mới ứng dụng cho họ.

Một cán bộ giảng dạy của một trường đại học mà làm như vậy thì có bị mặc cảm không? Không! Tôi chỉ làm tất cả những gì luật pháp cho phép để kiếm tiền thực hiện hoài bão và ước mơ của mình. Ban ngày nghiên cứu không đủ thì nghiên cứu ban đêm, thiết bị không đủ thì tới thẳng công ty để thực hiện...

Tại sao người nông dân VN gần đây có những thiết kế chế tạo máy móc tuyệt vời, trong khi hiểu biết rất ít về khoa học và điều kiện kinh tế rất eo hẹp? Tôi cho rằng vì họ có một bầu nhiệt huyết cháy bỏng và dám làm tất cả để thực hiện hoài bão của mình.

Tôi nghĩ con đường cống hiến mà bằng phẳng thì phải gọi đó là con đường “hưởng thụ” chứ!

Tiến sĩ NGUYỄN HỮU LỆ(chủ tịch hội đồng tư vấn Công ty tin học TMA)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên