28/06/2013 15:33 GMT+7

Kỷ niệm về gia đình giúp con người mạnh mẽ hơn

LÊ THỊ LOAN (ĐH KHXH&NV TP.HCM)
LÊ THỊ LOAN (ĐH KHXH&NV TP.HCM)

TTO - Hôm nay (28-6) - Ngày gia đình Việt Nam - dịp để bày tỏ thật nhiều niềm thương mến với tổ ấm của mình. Những gia đình hạnh phúc thường có mẫu số chung, còn những gia đình đang đứng trước đầu sóng ngọn gió thì lại "mỗi nhà mỗi cảnh".

Kỷ niệm về gia đình giúp con người mạnh mẽ hơn

TTO - Hôm nay (28-6) - Ngày gia đình Việt Nam - dịp để bày tỏ thật nhiều niềm thương mến với tổ ấm của mình. Những gia đình hạnh phúc thường có mẫu số chung, còn những gia đình đang đứng trước đầu sóng ngọn gió thì lại "mỗi nhà mỗi cảnh".

Dẫu bất cứ điều gì xảy ra, gia đình vẫn là "lớp học yêu thương đầu đời" của mỗi người. Tuổi Trẻ gửi đến bạn đọc tâm sự về gia đình của hai bạn trẻ.

JWnp7dBB.jpgPhóng to
Gia đình ấm áp, hạnh phúc là điểm tựa vững bền cho mỗi người - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Con sẽ thay bố làm điểm tựa cho mẹ và em

Đã nửa đêm, ngồi một mình trên bậc thang ký túc xá, ngắm những chiếc xe đạp lạch cạch trên đường vắng, tôi nhớ bố vô cùng. Bố tôi thường chở xe hàng cá viên chiên về lúc rất tối, chị em luôn thức đợi để có thể được đếm những đồng tiền lẻ của bố.

Đã có lúc tôi nằm mơ thấy mình quay lại tuổi ấu thơ: hai chị em tôi ngồi trong nhà, mưa gió bập bùng. Tôi thấy căn nhà cứ rung lên rồi giật mạnh nên liền lôi thằng em cùng đội một chiếc mâm chạy sang nhà hàng xóm. Từ cửa sổ bên ấy tôi thấy căn nhà của mình xiêu vẹo rồi đổ sập. Chúng tôi cứ ngồi nhìn và cũng tới lúc bố đi làm về. Nhìn thấy ngôi nhà đổ sụp từ xa, ông quẳng cả chiếc xe đạp và lao vào trong nhà. Tôi nghe loáng thoáng tiếng ông gọi tên mình. Rồi tôi òa khóc và chạy về phía ông để báo ông biết rằng chúng tôi còn sống. Nhưng chưa gặp được bố thì tôi chợt tỉnh giấc. Giọt nước mắt vẫn lăn dài trên má tôi....

Mẹ tôi rất ít nói, hai chị em tôi cũng thế, còn bố tôi thì nói suốt. Dường như ông chỉ muốn khỏa lấp cái không khí buồn buồn trong nhà. Khi bố có được chiếc xe máy, chúng tôi vui hơn với những tối ông chở cả nhà đi công viên. Hai chị em tôi ngoan đến nỗi thèm đi xích đu mà không dám nói vì tội nghiệp bố. Chúng tôi chỉ nghĩ được ngồi sau lưng bố, chạy xe qua các con phố sáng rực ánh đèn là vui lắm rồi.

Những hôm trời mưa bố chẳng bán được hàng. Ông quyết về sớm vì đã hứa bữa nào không bán được thì... sẽ đãi mẹ con tôi món lẩu. Cả nhà chúng tôi bốn người ngồi quây quần trong gian nhà xiêu vẹo, gió bên ngoài rít mạnh từng hồi, sung sướng tận hưởng món “lẩu thập cẩm cá viên chiên” của bố.

Trong những giây phút cuối đời, bố rất nặng lòng khi chẳng để lại được gì quý giá cho chúng tôi nhưng tôi lại luôn thấy mình được thừa hưởng vô vàn của cải. Đó là bài học không bao giờ được ăn cắp, nói dối, là ngôi nhà nhỏ đầy yêu thương - nơi chúng tôi luôn thấy bình yên và an toàn.

Bây giờ tôi đã là sinh viên đại học năm cuối. Những ngày quý giá được về nhà với mẹ, với em, tôi nói nhiều hơn hẳn. Bố đi rồi, tôi phải là chỗ dựa tinh thần cho mẹ và em. Càng lớn, tôi càng thấu hiểu những quyết định, những cố gắng và cả những đau khổ của bố.

Nghĩ về bố, về gia đình, tôi bỗng thấy có thật nhiều tiếc nuối mà cũng thật ấm lòng. Kỷ niệm về gia đình đôi khi làm con người mạnh mẽ lên rất nhiều. Lúc này, tôi như đang nghe ai đó ngân nga vài câu hát trong bài Nghĩ về cha:Ngày nào đó lúc con thơ gọi tiếng cha/ Cuộc đời ngỡ sẽ trôi theo ngàn gấm hoa/ Rồi bão tố rớt trên vai, đời dài bao gian khó, mồ hôi cha ướt những lối con qua…".

LÊ THỊ LOAN (ĐH KHXH&NV TP.HCM)

Với tôi, gia đình là chốn bình yên mà tôi muốn quay về mỗi khi thấy yếu lòng, thấy cô đơn hay vấp ngã. Đó cũng là nơi có những người tôi yêu thương nhất, nơi của những nỗi nhớ, của tình yêu thương được cảm nhận bằng con tim chứ không phải bằng lời nói. Song đó cũng là nơi lấy đi nhiều giọt nước mắt của tôi. Trong 20 năm qua, tôi khóc những lúc ba mẹ cãi nhau, khóc khi mẹ ôm tôi vào lòng vỗ về những lúc tôi buồn.

Những ngày đầu sống và học tập ở TP.HCM, đứa con gái quê như tôi ngơ ngơ không biết gì, tôi hay khóc vì thấy lạc lõng, cô đơn, khi đó tôi chỉ muốn về với mái ấm ấy. Hồi đó, mỗi khi buồn tôi lại gọi cho mẹ, dần dần tôi có bạn có bè nên số cuộc gọi cho mẹ ít đi. Ít đi là vì tôi không muốn mẹ lo lắng, tôi muốn mẹ thấy tôi đã trưởng thành và có thể tự chăm sóc bản thân.

Có khi tôi còn đếm từng ngày đến dịp lễ để được về quê. Tôi thèm canh mẹ nấu, thèm được nghe những lời động viên từ bố và cả những phút chơi đùa cùng thằng em nghịch ngợm.

Con đường tôi chọn sẽ lắm gian khó, nhưng tôi tin khi có gia đình ở bên, tôi sẽ có thêm niềm tin và nghị lực để bước tiếp. Tôi luôn tự nhủ phải cố gắng hết sức để có thể chăm lo cho gia đình.

Tôi chưa bao giờ xấu hổ vì nhà mình nghèo, thiếu thốn, mà trái lại tôi tự hào vì luôn có gia đình ở bên. Đó là nơi tôi tôn trọng và yêu quý đến hết cuộc đời.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Giá như ba đừng đánh con..."Mẹ ơi, con sai rồi! Con yêu mẹ nhiều lắm"Thư con gái gửi bố mẹ mùa thiCảm ơn con vì đã làm bạn của baYêu thương chưa nói thành lời...Mẹ ơi, đừng lo con gái mẹ ế...Chỉ cần có đủ yêu thương

LÊ THỊ LOAN (ĐH KHXH&NV TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên