16/06/2013 14:56 GMT+7

Sẻ chia đam mê nghề báo với người trẻ

TRUNG UYÊN
TRUNG UYÊN

TTO - Các bạn trẻ, đặc biệt là bạn trẻ yêu thích nghề báo đã có dịp lắng nghe những câu chuyện hấp dẫn, sinh động về nghề từ những nhà báo không ngại xông pha, dấn thân trong các loạt bài điều tra thu hút dư luận.

Đó là nội dung chương trình tọa đàm "Phóng viên - Họ là ai?" vừa diễn ra sáng nay 16-6 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, do Câu lạc bộ Phóng viên trẻ (thuộc Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM) tổ chức. Hai phóng viên tham gia giao lưu là Anh Thoa (báo Tuổi Trẻ) và Khánh Ly (báo Pháp Luật TP.HCM, thường trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu).

Khai mạc cuộc đua xe đạp Hội Nhà báo TP.HCM 2013"Những nhà báo không thẻ" hội ngộ ấm lòng giữa Sài GònBáo Tuổi Trẻ đoạt cúp vô địch giải bóng đá Hội Nhà báo

EKy7yN4G.jpgPhóng to
Phóng viên Anh Thoa (bìa trái, báo Tuổi Trẻ) và phóng viên Khánh Ly (báo Pháp Luật TP.HCM, thường trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) chia sẻ những trải nghiệm nghề báo với các bạn trẻ - Ảnh: Trung Uyên
h70QmhJ8.jpgPhóng to
Đàm Thị Na - sinh viên khoa báo chí và truyền thông ĐH KHXH&NV TP.HCM - đặt câu hỏi giao lưu tại chương trình - Ảnh: Trung Uyên
dABQ9IzZ.jpgPhóng to
Phóng viên Khánh Ly (báo Pháp Luật TP.HCM, thường trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết để làm tốt mảng điều tra, phóng viên rất cần am tường về pháp luật - Ảnh: Trung Uyên
Phóng sự Vạch trần thủ đoạn đinh tặc - tác phẩm đoạt giải vàng ở thể loại phim tài liệu- phóng sự tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 31 năm 2011 của phóng viên Anh Thoa

Những câu chuyện về nghề báo càng nóng hơn khi chỉ vài ngày nữa là đến kỷ niệm 88 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2013).

Mảng phóng sự điều tra vốn luôn có sức hấp dẫn lớn, vậy nên những chuyện "hậu trường" của phóng viên Anh Thoa về quá trình thực hiện phóng sự điều tra Vạch trần thủ đoạn đinh tặc - tác phẩm đoạt giải vàng ở thể loại phim tài liệu - phóng sự tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 31 năm 2011 - thu hút nhiều sự quan tâm của bạn trẻ. Sự dày công, xông pha dấn thân - nhập vai của Anh Thoa và các đồng nghiệp suốt gần một năm, sự bền bỉ đeo bám địa bàn, đối tượng; những cách xử trí khéo léo, bản lĩnh để có thể xâm nhập sâu vào nơi làm việc của đối tượng; sự thành thạo khi sử dụng các thiết bị số... là những yếu tố lý giải cho sự thành công của phóng sự này.

Bên cạnh đó, anh cũng chia sẻ những câu chuyện liên quan đến những gian khó khi tham gia thực hiện loạt bài điều tra “Biến nước lã, tạp chất thành xăng dầu”, về việc tác nghiệp tại casino của Campuchia...

"Làm phóng sự điều tra không khó và không quá mạo hiểm như bạn nghĩ. Tôi nghĩ rằng ai cũng có thể làm được điều tra nếu đam mê nghề. Khi bước vào tác nghiệp điều tra, các bạn cần chuẩn bị cho mình những hành trang về pháp lý, kỹ năng điều tra, tuân thủ đúng quy trình. Khi có đầy đủ các yếu tố đó, bạn sẽ có được tuyến bài điều tra chất lượng và chặt chẽ" - phóng viên Anh Thoa, báo Tuổi Trẻ

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc hiểu biết pháp lý, nữ phóng viên Khánh Ly cho biết chị thường xuyên phối hợp với lực lượng công an trong các tuyến bài điều tra mà tiêu biểu là khi thực hiện bài về mua bán bằng giả hay loạt bài nêu lên những bất thường tại Trung tâm Giáo dục - lao động và dạy nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi cho học viên cai nghiện ra về chữa bệnh.

Chị Khánh Ly cho biết: "Phóng viên điều tra cần hiểu biết pháp luật để không vi phạm trong quá trình tác nghiệp. Tôi vốn hiền và hơi nhà quê nên việc nhập vai người lao động có phần thuận lợi và có thể giữ được bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng. Để đeo bám được mảng điều tra, bạn cũng không thể thiếu sự yêu nghề và bản lĩnh".

Trả lời băn khoăn của một sinh viên đang theo học ngành báo chí đồng thời là cộng tác viên cho một số tờ báo về cách điều tra việc sản xuất khăn giấy ướt không đảm bảo vệ sinh, phóng viên Anh Thoa gợi ý hãy thử đóng vai khách mua hàng để "xâm nhập" địa bàn. Còn phóng viên Khánh Ly khuyên bạn trẻ hãy tìm cơ hội làm việc trong nơi sản xuất ấy để có thể hiểu tường tận việc làm của họ.

Bạn Phạm Thị Diễm My - sinh viên Trường CĐ Phát thanh truyền hình 2 - thắc mắc: "Có bao giờ phóng viên phải từ bỏ những đề tài điều tra quá khó, quá nguy hiểm?". Phóng viên Khánh Ly chia sẻ: "Tùy tình huống mà bạn cần biết có nên tiếp tục dấn tới không để vừa đảm bảo yêu cầu thông tin nhưng cũng không quên vấn đề an toàn của bản thân". Còn phóng viên Anh Thoa nhấn mạnh đến yếu tố xác định xem đã đạt mức "báo động nguy hiểm" chưa: "Trước khi bắt đầu điều tra, bạn cần phải đánh giá sự việc, đối tượng để lường trước mức độ nguy hiểm. Song nếu đạt đến mức nguy hiểm báo động thì cần phải cân nhắc hành động".

Còn nhiều lắm những kỹ năng về nghề mà người trẻ cần học hỏi, rèn luyện để có thể sẵn sàng dấn thân vào mảng phóng sự điều tra. Từ những chia sẻ của những người đi trước với những thành công được khẳng định rõ rệt, bạn trẻ yêu thích nghề báo đã có cơ hội cảm nhận phần nào ngọn lửa dấn thân vì sự thật và niềm say mê nghề nghiệp.

TRUNG UYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên