09/11/2007 08:23 GMT+7

Tiếp cận khách hàng bằng cái tâm

TTO
TTO

TTO - Khá nhiều câu hỏi đề cập đến việc làm sao tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường, cũng như những kỹ năng nghề nghiệp PR, sale, marketing... đã gửi về buổi Tư vấn online: Nghề tiếp thị và quảng cáo (báo Tuổi Trẻ Online tổ chức sáng nay 9-11).

NGbodWVm.jpgPhóng to
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến - Ảnh: T.T.D.

Sau đây là nội dung buổi tư vấn trực tuyến:

* Xin vui lòng cho biết Tiếp thị thương hiệu là gì? Hiện nay tại công ty em đang làm, sếp cho nhân viên kinh doanh tìm kiếm số điện thoại và địa chỉ khách hàng trên các website và danh bạ.

Sau đó nhân viên kinh doanh gọi điện đến công ty xin cuộc hẹn với người phụ trách để giới thiệu sản phẩm. Công việc như vậy gọi là gì? Theo kinh nghiệm của các Giám đốc thì việc làm này góp bao nhiêu phần trăm hiệu quả cho việc kinh doanh của công ty? Xin cảm ơn! (Phan, 23 tuổi, lannhi...@)

- Ths. Nguyễn Thành: Tiếp thị thương hiệu là tạo nhận thức về thương hiệu của công ty, xây dựng định vị của thương hiệu theo mong muốn của doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động tiếp thị phù hợp nhất để tạo sự nhận biết đúng trong tâm trí người tiêu dùng mục tiêu.

Công việc (tìm kiếm số điện thọai và địa chỉ khách hàng trên các website và danh bạ, sau đó nhân viên kinh doanh gọi điện đến công ty xin cuộc hẹn với người phụ trách để giới thiệu sản phẩm) là một trong những hoạt động phát triển kinh doanh của công ty. Nếu hoạt động này hiệu quả, công ty sẽ phát triển thêm được nhiều khách hàng mới.

Chưa có số liệu chính xác, tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế của từng công ty, tính hiệu quả của việc làm này theo nhận định của tôi không quá 5%.

* Kính gửi TS Nguyễn Chí Vinh. Em đang học ngành thương mại, nhưng em muốn làm bên quảng cáo và tiếp thị có được không ạ? Em nên theo học những khóa học nào để bổ sung kiến thức? (do ngoc an, 20 tuổi, thinkdifferent...@yahoo.com)

4xpcjoYz.jpgPhóng to
TS. Nguyễn Chí Vinh - Ảnh: T.T.D.

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: Được, vì marketing vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, chỉ cần có niềm đam mê và kiến thức cơ bản về kinh tế thì mọi người đều có thể làm marketing.

Ngay cả huyền thoại Marketing - Giáo sư Philips Kotler - cũng đã từng học kế toán và luật 2 năm trước khi ông nhận ra niềm đam mê của mình và chuyển sang học Marketing.

* Tôi muốn học thêm về PR và tìm hiểu thêm về thương hiệu. Vậy kính nhờ bộ phận quản lý chuyên mục này có thể tư vấn cho tôi được không?

Vì điều kiện về ngân sách nên tôi muốn theo học những trung tâm có chi phí phù hợp với ngân sách của mình. (Phan Thị Thanh Nga, 25 tuổi, nga...@liksin.com.vn)

- Ông Nguyễn Ngọc Thụy: Hiện nay ở TP.HCM có rất nhiều trung tâm đào tạo về Marketing cũng như PR, bạn có thể tham khảo tại VietnamMarcom 8B Nguyễn Trung Trực quận 1, điện thoại 8239718.

Các khách mời của chương trình:

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical - chuyên gia marketing với 15 năm kinh nghiệm, kinh qua môi trường tiếp thị tại các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Mead Jonhson, Caltex, Holcim, Sabic petro Chemical.

- Ths. Nguyễn Thành - Giám đốc điều hành The Pathfinder - chuyên gia tiếp thị thương hiệu, giảng dạy và làm việc trong lĩnh vực tiếp thị thương hiệu gần 30 năm, từng làm Research & Project Manager trong 7 năm tại AC Nielsen Vietnam và là marketing manager của tập đoàn mỹ phẩm Rohto gần 10 năm.

- Ths. Nguyễn Quốc Hùng - chủ nhiệm bộ môn Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM - chuyên gia bán hàng và tiếp thị.

- ÔngNguyễn Ngọc Thụy - PR Manager của tập đoàn truyền thông tiếp thị JWT.

- ÔngNguyễn Trần Quang - chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Future One, đang tham gia giảng dạy trong chương trình Xây dựng thương hiệu mạnh tại ĐH Kinh tế TP.HCM, từng là GĐ kinh doanh công ty Triumph Việt Nam...

* Em hiện là nhân viên của một công ty du lịch. Em rất đam mê về Marketing, xin cho em biết để phát triển thị trường khách, phát triển thương hiệu của công ty thì một doanh nghiệp, một marketer cần phải có yếu tố kỹ năng gì? Và cần làm gì để làm tốt những công việc đó? (Trần Thanh Dũng, 22 tuổi, htc_andy@)

- Ths. Nguyễn Quốc Hùng - chủ nhiệm bộ môn Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM: Theo tôi có các nhóm kỹ năng sau đây:

- Kỹ năng giao tiếp:

+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Giao tiếp ngôn ngữ em cần có khả năng nói, viết cho người khác hiểu những gì mình muốn nói và hiểu được những gì người khác nói và viết cho mình. Điều này rất cần thiết khi em đi làm những công việc cụ thể của Marketing như giao tiếp để phát hiện nhu cầu của khách hàng cũng như thuyết phục họ làm một công việc gì đó như: Mua hàng hay là hợp tác với chúng ta để làm một việc cụ thể nào đó.

+ Giao tiếp phi ngôn ngữ (sử dụng các cử chỉ, điệu bộ...). Điều này sẽ bổ sung rất hữu hiệu cho việc phát triển sự đồng cảm, thiện cảm nơi đối tác. Ví dụ: ánh mắt thân thiện, nụ cười tươi, những phản ứng kịp thời trong giao tiếp...

- Kỹ năng hiểu tâm lý đối tác: Bao gồm kỹ năng quan sát và cảm nhận, kỹ năng đặt câu hỏi một cách logic trong giao tiếp, kỹ năng đưa ra những thực nghiệm trong quá trình giao tiếp để hiểu đối tác...

- Kỹ năng sáng tạo: Phát hiện vấn đề cần phải giải quyết và tư duy để tìm ra giải pháp, đôi khi trong những điều kiện ngặt nghèo mà chưa có tiền lệ (mình phải tự động não tìm ra những giải pháp mới).

- Kỹ năng phản biện: Cần phải có những phản xạ đặt câu hỏi nghi vấn về những gì đang tồn tại, đánh giá một cách khách quan về nhiều tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng để có thể đưa ra những giả thuyết nghiên cứu mới cho sự phát triển.

- Kỹ năng tính toán: Khi làm Marketing em cần có kiến thức về đo lường, định lượng. Vì thế những kỹ năng về định lượng và sử dụng các phần mềm để xử lý là rất cần thiết. Đặc biệt là những phần mềm ứng dụng giải quyết các vấn đề đặt ra từ môn xác suất thống kê.

* Nghề PR hoạt động ở lĩnh vực nào và tổ chức nào thì cần những nhân viên PR? (Nguyễn Minh Thành, 25 tuổi, thanh...@yahoo.com)

- Ths. Nguyễn Thành: Tất cả các ngành nghề, trong một giai đoạn nào đó của việc phát triển kinh doanh đều cần đến các hoạt động PR.

PR có thể tạo được lòng tin (cao hơn quảng cáo một chút) trong mục đích xây dựng nhận thức của người tiêu dùng về những mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp. Ví dụ: PR rất hữu hiệu trong việc hạn chế rủi ro khi doanh nghiệp gặp phải những chuyện không may như nước tương có chất 3-MCPD...

Nhân viên PR có thể làm việc cho các công ty PR, công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện và các doanh nghiệp.

Ngay cả các doanh nghiệp cũng nên có một bộ phận chuyên trách về PR để giải quyết tức thì (giải thích, tạo nhận thức đúng...) ngay khi tình hình đòi hỏi, và trước khi nhờ đến sự tham gia của các công ty chuyên ngành PR. Thường thì phần lớn các doanh nghiệp trong nước hay "im lặng đáng sợ" khi có sự cố xảy ra cho doanh nghiệp mình; lí do đơn giản là họ không biết phải phản ứng làm sao cho phù hợp trong tình hình đó. Sự im lặng đó làm gia tăng mối nghi ngờ của người tiêu dùng vào sản phẩm và thương hiệu, càng làm cho tình hình nặng thêm.

Do đó PR (và một số hoạt động tiếp thị khác) là những việc làm không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong thị trường hiện đại.

wXmzRlzN.jpgPhóng to
Một nhóm bạn trẻ tham gia quảng cáo cho tạp chí Thế giới văn hóa bằng xe đạp - Ảnh: N.C.T.
* Em là một nhân viên của một công ty cổ phần du lịch, hiện bây giờ em muốn nâng cao công việc của mình marketing, xin cho em biết hiện nay trên địa bàn TP.HCM, trung tâm, trường nào có uy tín tổ chức giảng dạy về chuyên ngành Marketing. Em muốn đi học tại chức thì học ở trường nào là thích hợp. Người marketer cần phải hội tụ đủ những yếu tố nào? (Thanh Dung, 21 tuổi, thanhdung...@yahoo.com)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: Hiện nay TP.HCM có nhiều trường, trung tâm đào tạo về Marketing như VietNamMarcom là một ví dụ. Ở đó, bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức cơ bản và chia sẻ kinh nghiệm với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực Marketing khác nhau. Nếu bạn muốn học tại chức, thì trường Đại học Kinh tế, Đại học Marketing, Cao đẳng Hoa Sen là những nơi bạn có tham gia các khóa học.

Các tố chất căn bản cần có của một người Marketer là niềm đam mê nghề nghiệp, óc sáng tạo, năng động, kiên nhẫn đeo đuổi công việc đến cùng và dám chấp nhận thất bại.

* Tôi muốn xin làm giám đốc. Có ai, ở đâu tuyển dụng không? (Dao Minh Chuan, 28 tuổi, phamchuan...@yahoo.com)

zojMy71M.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Trần Quang - Ảnh: T.T.D.
- Ông Nguyễn Trần Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty FutureOne: Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng cấp cao cho cán bộ quản lý khá nhiều. Tuy nhiên thị trường cần những ứng viên có kinh nghiệm quản lý của từng ngành cụ thể. Bạn cần phải xác định rõ là làm giám đốc trong ngành nào. Đặc biệt là kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của bạn trong ngành ấy cũng như chứng minh được khả năng quản lý trong các doanh nghiệp trước đây.

Nếu đủ các tiêu chí nói trên, bạn có thể nộp hồ sơ đến các công ty tuyển dụng như Vietnamwork, HR, LA, First Alliance... để tìm kiếm cho mình một công việc giám đốc cho phù hợp với khả năng của mình.

* Em rất yêu thích ngành quảng cáo, một ngành có thể nói là đang "hot" hiện nay. Em muốn tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực PR. Cụ thể công việc của một PR là như thế nào ? Và muốn trở thành một PR thì cần những kỹ năng gì? (thiên phương, 20 tuổi, piggy_kitty06)

- Ông Nguyễn Ngọc Thụy: PR không phải là một công việc chỉ dùng để đánh bóng và tạo môi trường thuận lợi mà nó là những kế hoạch chiến lược mang lại cái hồn cho một thương hiệu hay một doanh nghiệp. Nếu thật sự bạn yêu thích công việc này thì hãy bắt đầu tìm hiểu nó và trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để trở thành một nhà PR giỏi. Chúc bạn thành công.

* Tôi thật sự thích Marketing và PR, do đó tôi cần tư vấn những tố chất cần thiết để có thể tìm kiếm một công việc liên quan? (Phan Vu Thuc Nguyen, 23 tuổi, nguyen...@toycity.com.vn)

- Ths. Nguyễn Thành: Người làm Marketing và PR - ngoài kiến thức cơ bản về truyền thông tiếp thị - cần có khả năng tổng hợp thông tin, phân tích sự kiện, sự quan sát nhạy bén và óc sáng tạo... nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp cho mục đích tiếp thị của doanh nghiệp.

Những bạn trẻ có ưu điểm về khả năng sáng tạo, và khá nhạy bén trong việc tiếp cận cái mới theo xu hướng phát triển của thị trường. Tuy nhiên cái họ thiếu là khả năng tổng hợp thông tin, phân tích và đưa ra kết luận; những yếu tố này đòi hỏi một quá trình làm việc trong ngành tiếp thị để xây dựng cho bản thân những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết.

* Em đang học marketing của ĐH Marketing... Xin hỏi, với nghề này thì khi đi làm có cơ hội thăng tiến, kiếm được nhiều tiền không ạ? Em mới là SV năm nhất, và gia đình em cũng không thích con theo nghề này vì cho rằng không có tương lai... (trần trung hiếu, 18 tuổi, chobazre_cannguoi@yahoo.com)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: Tương lai tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Mà sự "lựa chọn" chính là "từ bỏ", khi bạn chọn con đường sự nghiệp này thì bạn phải dấn thân với nó và bỏ qua những con đường khác.

Việc thăng tiến tùy thuộc vào khả năng của mỗi người, trong lĩnh vực nào cũng có người thành công và người thất bại. Còn việc kiếm tiền được nhiều hay ít thì lại tùy thuộc vào việc bạn sẽ làm được gì. Tiền là một trong những thước đo thành quả lao động chứ không nên xem nó là mục tiêu duy nhất của lao động sáng tạo.

* Hiện em đang là sinh viên năm thứ 4 ngành QTKD, em rất thích tìm hiểu và mong làm nhân viên PR, anh chị có thể giúp em biết em cần trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng gì để làm được công việc này. (Bảo Trâm, 21 tuổi, baotram...@gmail.com)

sUQrl2Tb.jpgPhóng toÔng Nguyễn Ngọc Thụy - Ảnh: T.T.D.- Ông Nguyễn Ngọc Thụy: Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ hơn về nghề PR là gì bởi phần lớn các bạn trẻ hiện nay cho rằng nó là một nghề thời thượng và chọn nó như một xu hướng của xã hội. Tôi nghĩ rằng trước mắt bạn hãy tìm hiểu và cảm thấy thật sự thích hợp với bạn hay không. Nếu thật sự bạn thấy thích hợp và đam mê nghề, bạn có thể trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản như sau: giao tiếp tốt, khả năng truyền đạt tình cảm cho mọi đối tượng và một trái tim nhân hậu.

Có lẽ bạn cho rằng khi tôi nói đến một trái tim nhân hậu thì nghe như nói về một hoạt động xã hội nhưng đó lại là sự thật vì một chiến dịch PR phải bắt nguồn từ trong trái tim bạn chứ không phải bắt nguồn từ yêu cầu của khách hàng hay sản phẩm.

* Em mới gia nhập lĩnh vực tiếp thị quảng cáo. Cho em hỏi để trở thành một nhà marketing giỏi, thành công thì cần có những yếu tố, tố chất nào? (Nguyễn Thị Hoàng Doanh, 22 tuổi, doanhdoanh...@yahoo.com)

- Ông Nguyễn Trần Quang - Chủ tịch HĐQT công ty FutureOne: Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hùng cũng có trình bày về các kỹ năng của một người làm marketing giỏi như các tố chất cơ bản như tính sáng tạo, luôn luôn nghĩ mới, kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng, đồng nghiệp và các đại lý, nhà cung cấp...

Người làm marketing giỏi còn cần phải có khả năng làm các kế hoạch, tổ chức đồng thời phải quản lý, kiểm tra một cách chi tiết để biến các kế họach của mình thành hiện thực với ít sai sót nhất.

Để làm được điều này, người làm marketing cần hết sức chi tiết trong việc tổ chức công việc của mình cũng như có khả năng phối hợp nhiều phòng ban và nhiều đối tác khác nhau để thực hiện những dự án lớn.

* Em là nhân viên tiếp thị và bán hàng nhưng do mới bắt đầu chưa được bao lâu nên vẫn còn rất thụ động trong vấn đề giao tiếp với khách hàng. Ths Nguyễn Quốc Hùng có thể tư vấn trao đổi cho em một vài điều cũng như kinh nghiệm của anh về thuật giao tiếp trong bán hàng tiếp thị sao cho có hiệu quả tốt nhất. Xin cảm ơn. (Phạm Thanh Tâm, 25 tuổi, pthanhtamvn@)

Uw8oiNBG.jpgPhóng toThs. Nguyễn Quốc Hùng - Ảnh: T.T.D.- Ths. Nguyễn Quốc Hùng - chủ nhiệm bộ môn Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM: Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn Tâm bắt đầu từ hai nhóm yếu tố: Kiến thức và kỹ năng.

+ Nhóm thứ nhất: Kiến thức để có thế bán hàng, bạn cần có kiến thức về sản phẩm - dịch vụ mà mình đang định bán, kiến thức về khách hàng: bạn cần hiểu khách hàng cần gì, muốn gì, những lợi ích mà sản phẩm dịch vụ của công ty có thể mang lại cho khách hàng.

Về nhóm kiến thức này thì bạn nên đầu tư thời gian để tìm hiểu học hỏi từ bộ phận kỹ thuật sản xuất. Các tài liệu về sản phẩm dịch vụ, chính sách bán hàng của công ty... Và từ các kết quả nghiên cứu tâm lý, hành vi của khách hàng, qua các cuộc tiếp xúc của chính bạn với khách hàng.

Các kiến thức này sẽ tạo cho bạn sự tự tin trong quá trình làm việc với khách hàng và có những cơ sở để trả lời những câu hỏi của khách hàng khi cần thiết.

+ Nhóm thứ hai: Các kỹ năng

- Kỹ năng làm chủ bản thân trong quá trình giao tiếp với khách hàng: Làm thế nào để bạn bớt e ngại, thậm chí hơi run khi tiếp xúc với khách hàng. Trước tiên, bạn cần lên kế hoạch đi bán hàng một cách chu đáo, hình dung trước các câu hỏi, các tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc với khách hàng.

Trong trường hợp bạn vẫn lo lắng e ngại khi tiếp xúc với khách hàng hãy tự nhủ với mình rằng không có gì phải ngại, mình đang mang cơ hội hợp tác để đôi bên cùng có lợi với khách hàng. Thậm chí nếu họ thẳng thừng từ chối tiếp xúc với bạn thì đơn thuần bạn chỉ nên hiểu rằng do họ chưa có nhu cầu mà thôi. Cuộc gặp mặt hôm nay sẽ tạo điều kiện cho mối quan hệ trong tương lai.

- Kỹ năng giao tiếp: Bạn nên tập luyện để có khả năng nói một cách lưu loát, có tính thuyết phục về một vấn đề nào đó trước khách hàng cùng với các cử chỉ tạo thiện cảm nơi khách hàng, kỹ năng vượt qua những sự từ chối từ khách hàng...

Nếu qua hai nhóm vấn đề trên mà bạn vẫn thấy quá trình làm việc với khách hàng chưa được cải thiện thì bạn nên tự đánh giá xem bản thân mình (tư chất) có phù hợp với công việc giao tiếp, làm việc với mọi người hay không, hay bạn chỉ phù hợp với những công việc làm một mình hay tiếp xúc với máy móc thiết bị mà thôi.

Vì các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng có những người, về mặt tư chất họ không thích hợp với những công việc giao tiếp, phục vụ người khác mà chỉ làm việc một mình hoặc với các đối tượng không phải là con người mà thôi.

* Công ty em hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính và các thiết bị ngoại vi. Em đang băn khoăn không biết tiếp thị, quảng cáo một sản phẩm (bộ máy tính) đến với từng khách hàng (sinh viên, học sinh, gia đình, cơ quan nhà nước, công ty) cụ thể của công ty em như thế nào là hiệu quả nhất? Em xin chân thành cảm ơn. (Trần Đức Hòa, 26 tuổi, hoai...@yaho.com.vn)

- Ths. Nguyễn Thành: Trước tiên bạn cần phải biết về các khách hàng mục tiêu của công ty bạn là ai, các hoạt động kinh doanh hiện tại của các đối thủ, và khả năng nội tại của công ty bạn (chất lượng sản phẩm, tương quan giữa cấu hình và giá thành, chế độ và "chất lượng" bảo hành...).

Với dự định tiếp thị đến với từng khách hàng (direct marketing), công ty bạn cần có danh mục các khách hàng tiềm năng (cá nhân, các đơn vị), nhận thức của họ về tính cần thiết của máy tính cũng như chi phí cần bỏ ra để trang bị một máy hoặc một dàn máy. Việc làm này sẽ đòi hỏi bộ phận kinh doanh nắm vững kiến thức sản phẩm (đào tạo chuyên môn) và hiểu rõ nhu cầu cũng như tâm lí của các khách hàng mục tiêu. Chi phí dành cho direct marketing sẽ lớn. Công ty của bạn nên đánh giá kỹ hiệu quả kinh doanh trên chi phí tiếp thị bỏ ra trước khi thực hiện.

* Tiếp thị được một mặt hàng đến tay người tiêu dùng thật khó, làm thế nào để trở thành một nhân viên tiếp thị giỏi? (Uyen Nhi, 20 tuổi, cua_ram...@yahoo.com)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: Nhân viên tiếp thị giỏi là người hiểu rất rõ về khách hàng của mình; biết rõ sự khác biệt giữa sản phẩm của mình và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, và biết tiếp thị đúng vào lúc khách hàng có nhu cầu. Để làm được điều đó, ngoài các kiến thức cơ bản, kinh nghiệm nghề nghiệp, sự trải nghiệm cuộc sống, tiếp xúc với khách hàng thường xuyên sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc này.

* Làm sao để bán hàng được khi tâm lý của người Việt Nam vẫn "dị ứng" với chữ tiếp thị ? Xin nêu một số cách. (lan anh, 20 tuổi, khonglagi@)

- Ông Nguyễn Trần Quang - Chủ tịch HĐQT công ty FutureOne: Trên cơ bản, bán hàng là một hình thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và được trả lại bằng một loại hiện kim nào đó. Cho nên để bán được hàng chúng ta cần phải hiểu rõ nhu cầu của người khách hàng và nương theo đó mà đáp ứng nhu cầu của họ trong khuôn khổ khả năng chi trả của họ.

Tuy nhiên trên thực tế không phải chỉ có mình ta bán hàng cho một khách hàng nào đó mà còn rất nhiều đối thủ cùng chen nhau để chào hàng cho cùng một khách hàng, nên việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của ta có gì và xác định được ta cung cấp cho khách hàng những gì tốt hơn đối thủ, ví dụ: giá tốt hơn, dịch vụ tốt hơn, sản phẩm tốt hơn, hậu mãi tốt hơn... những cái tốt hơn ấy chính là ưu thế cạnh tranh sẽ giúp chúng ta bán hàng tốt hơn đối thủ.

Tôi thích một khái niệm đơn giản giải thích sự khác biệt giữa bán hàng và tiếp thị là công việc tiếp thị là tạo ra nhu cầu hoặc nhận thức về nhu cầu ở khách hàng và bán hàng là đáp ứng nhu cầu đó bằng việc phân phối sản phẩm đến tay khách hàng bằng một mức giá phù hợp nhất.

* Nên học PR hay là học Marketing? Và nó có ích như thế nào sau này, đặc biệt cho ngành Tài chính - Ngân hàng? (sheva, 20 tuổi, truyennhanphaivodan...@yahoo.com)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: PR là một chuyên ngành của Marketing còn việc chọn chuyên ngành nào là tùy thuộc vào khả năng và niềm đam mê của bạn. Tài chính - Ngân hàng là ngành đang phát triển mạnh ở Việt Nam, các sản phẩm tài chính cũng rất nhiều và đa dạng. Người làm Marketing trong ngành này ngoài chuyên môn Marketing còn phải am hiểu về tài chính và ngân hàng.

* Em rất muốn tham gia vào lĩnh vực PR để giúp cho công ty em nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào? Hình như em chưa tự tin cho lắm. Anh chị có thể cho em một số lời khuyên được không ạ? (Hai Nhi, 24 tuổi, hainhi...@yahoo.com)

fm2SkLMH.jpgPhóng toThs. Nguyễn Thành - Ảnh: T.T.D.- Ths. Nguyễn Thành: Tùy theo từng doanh nghiệp, PR là một bộ phận riêng biệt hay là một phần của phòng marketing. Người làm PR phải biết rõ các hoạt động tiếp thị của các thương hiệu cũng như nhóm sản phẩm của công ty mình để hỗ trợ thông qua các hoạt động truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự nhận biết cũng như lòng tin của người tiêu dùng vào các dòng sản phẩm.

Bạn có thể làm việc chặt chẽ với phòng tiếp thị (nếu bạn không phải là nhân viên của phòng này), tìm hiểu các hoạt động hiện tại của họ và đề xuất những hoạt động truyền thông thông qua các phương tiện đại chúng nhằm tăng tính hiệu quả cho mục tiêu marketing.

* Nghề PR là công việc như thế nào? Có phải giống như việc tổ chức các sự kiện không? Công việc chủ yếu của nghề này là làm những gì? Có thể tìm hiểu nghề này ở đâu đáng tin cậy? Làm nghề này thì đòi hỏi những gì? (Nguyễn Minh Thành, 25 tuổi, thanhnm...@yahoo.com)

-Ông Nguyễn Ngọc Thụy: như bạn đã biết PR là công việc mang lại cái hồn cho một sản phẩm hay doanh nghiệp do vậy việc tổ chức các sự kiện cũng là một hoạt động nằm trong chiến dịch PR. Bạn có thể tìm hiểu nghề này tại website http://www.career.vietnammarcom.edu.vn/ hoặc liên hệ tới VietnamMarcom số 8B Nguyễn Trung Trực Q1 TP.HCM.

* Muốn trở thành nhà tiếp thị chuyên nghiệp, thì cần có tố chất gì, nếu những tố chất nhanh nhẹn mà mình không có thì có thể trở thành nhà marketing chuyên nghiệp được không? Em đang theo học không phải là ngành marketing nhưng sau này muốn làm nhà markting chuyên nghiệp (trung trường, 22 tuổi, tiensy...@yahoo.com)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: Nhanh nhẹn chỉ là một trong những điều kiện cần để làm tốt một công việc nhưng không phải là điều kiện tiên quyết. Marketing bao gồm 3 chức năng chính Marketing communication (Brand, PR), Marketing Operation (Các hoạt động khuyến mãi) và Marketing Intelligence (Phân tích đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu thị trường). Tùy thuộc vào khả năng và sở thích, em có thể chọn 1 trong 3 chuyên ngành trên, không phải chuyên ngành cũng cần sự nhanh nhẹn.

* Tại sao ngành nghề bán hàng đa cấp luôn bị báo chí nói tiêu cực trong khi đó là một ngành nghề rất tiềm năng để người VN chúng ta phát triển? (NGUYEN TU ANH, 25 tuổi, badiapy@)

- Ông Nguyễn Trần Quang - Chủ tịch HĐQT công ty FutureOne: Theo tôi, có lẽ chúng ta nên đánh giá vấn đề này trên 3 tiêu chí:

1. Giá trị sản phẩm; 2. tính thu hút của thị trường; 3. giá trị xã hội và đạo đức.

Khi phân tích các yếu tố cụ thể này, chúng ta sẽ thấy:

1. Đứng về giá trị sản phẩm mà nói thì các sản phẩm nào bán trên thị trường đều phải đáp ứng được giá trị cho khách hàng mà nó đã cam kết. Vấn đề của các hàng hóa đang được bán trên các kênh đa cấp hiện nay có một số đang được thổi phồng lợi ích của sản phẩm nhiều hơn khả năng cung cấp lợi ích có thể đo lường được cho khách hàng nên đang bị coi như những sản phẩm không đúng như quảng cáo đã rao.

2. Về sức thu hút của thị trường, thì lý do mà vẫn có rất nhiều người mua và bán hàng hóa theo kênh đa cấp vì lợi nhuận mà nó có thể đem lại cho người bán hàng hoặc những hứa hẹn của các lợi nhuận ấy và những lợi ích hoặc hứa hẹn của lợi ích đem đến từ sản phẩm cho người mua.

3. Về phía xã hội và báo chí đang đánh giá nhiều tính tiêu cực của một số hệ thống bán hàng đa cấp là do một thực tế là các hứa hẹn về giá trị và lợi ích mang đến cho người bán cũng như người mua hiện nay là không như sự thật đang diễn ra hoặc còn khá mù mờ. Cộng thêm vào đó, do đây là một hình thức bán hàng còn mới nên các hệ thống luật pháp kiểm soát các tình huống xấu chưa được lường hết nên còn khá nhiều kẽ hở.

Tóm lại các hậu quả xấu là do con người lạm dụng mà ra. Nếu có một sự kiểm soát tốt hơn thì đây là một kênh phân phối tốt cho những doanh nghiệp mới ra đời.

* Em vừa tốt nghiệp ngành QTKD nhưng thực chất em không biết làm công việc nào phù hợp với ngành học của em? Có thể cho em biết em làm những việc nào sẽ phù hợp? (huynh tan hung, 24 tuổi, huynhtan_hung...@yahoo.com)

- Ths. Nguyễn Thành: Công việc chính của người tốt nghiệp chuyên ngành QTKD là làm quản lí (manager) việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Tùy vào khả năng trong quá trình học của bạn, nếu tự thấy mình có năng khiếu về tổng hợp thông tin, đánh giá và phân tích tình hình... thì bạn có thể làm về tiếp thị hoặc sales. Việc định hướng nghề nghiệp còn tùy vào ý muốn bản thân bạn. Những ngành này đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn tại các doanh nghiệp.

* Em là sinh viên học chuyên ngành Marketing, hiện nay về lý thuyết thì có rất nhiều sách để tham khảo, tuy nhiên vẫn thiếu nhiều sân chơi và đề tài nghiên cứu (về kinh tế lẫn xã hội) cho sinh viên chúng em thực tập. Xin quý báo co thể chỉ cho chúng em một số câu lạc bộ, hay website có các chương trình nghiên cứu để sinh viên chúng em "luyện tay nghề" được không? (truong xuan phuc, 20 tuổi, truongxuanthang@)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: Em có thể tham khảo các kiến thức cơ bản và các đề tài thực tiễn tại thư viện của VietNamMarcom tại website: http://www.career.vietnammarcom.edu.vn/ và các diễn đàn trên internet. Về các câu lạc bộ em có thể liên lạc với các trường Đại học Kinh tế, Đại học Marketing.

* Em đang phụ trách kinh doanh thiết bị điện, điện công nghiệp... đối tượng của em là những khách hàng sang trọng và chức vụ cao thật khó tiếp xúc để giới thiệu sản phẩm. Xin chỉ cho em bí quyết tìm và tiếp xúc khách hàng. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Long, 27 tuổi, sales2@)

- Ths. Nguyễn Quốc Hùng - chủ nhiệm bộ môn Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM: Theo kinh nghiệm của tôi thì bạn đang gặp trở ngại đầu tiên của những người bán hàng vào các tổ chức là làm sao để vượt qua được hàng rào ''bảo vệ'': các nhân viên thường trực, các thư ký riêng, để có thể tiếp xúc được với các "VIP" có đúng không? Nếu đúng như vậy thì tôi có thể giới thiệu với bạn vài "chiêu" như sau:

Thứ nhất: Trước khi bạn có bất cứ hành động nào thì bạn hãy lập cơ sở dữ liệu về khách hàng đã. Chẳng hạn (tên công ty, họ tên, vị trí, số điện thoại liên lạc, e-mail, sở thích của các VIP...)

Thứ hai: Sử dụng các kỹ thuật "tiền tiếp cận" bằng cách phát tín hiệu như quảng cáo trên báo chí (thông báo mời thầu, những bài viết giới thiệu về sản phầm, công nghệ trên các sách báo tạp chí trên chuyên ngành chẳng hạn...)

Thứ ba: Bạn có thể tìm những người mình đang quen biết trong công việc có khả năng liên quan tới VIP mà mình đang có ý định tiếp xúc để nhờ bắc cầu khi cần thiết.

Thứ tư: Bạn hãy tìm cách tham dự vào những hội như chơi tennis, chơi golf... để có điều kiện tiếp xúc và làm quen với các VIP.

Thứ năm: Bạn hãy tìm đến các hội đồng hương, hội cựu sinh viên... chẳng hạn đây cũng là những môi trường rất tốt để tiếp cận với các VIP.

Thứ sáu: Ghi danh học các khóa huấn luyện mà theo bạn mà xác suất các VIP bạn đang quan tâm cũng tham gia khóa học đó cũng cao...

Trên đây là một vài mẹo vặt để bạn có thể tiếp cận với các VIP để rồi có thể triển khai các công việc về sau.

Sau khi bắt được "tín hiệu" có nhu cầu mua hàng từ các VIP thì việc kế tiếp là bạn nên chuẩn bị một chương trình giới thiệu về sản phẩm mình định bán một cách hết sức chuyên nghiệp (đầy đủ các nội dung mà khách hàng quan tâm, hình ảnh, quay phim, hàng mẫu, hàng mới...) để trình bày trước các VIP một cách hiệu quả nhất (vì các VIP không có nhiều thời gian để nghe chúng ta trình bày hết lần này đến lần khác...). Đôi khi, khi đi bán hàng bạn cần phải đi cả "một nhóm" bao gồm nhân viên bán hàng, kỹ sư, chuyên viên tài chính... để trả lời những câu hỏi có liên quan từ các VIP.

Đến đây, bạn có thể sẽ hỏi tôi rằng "sao mà tôi phải đầu tư nhiều thế". Thì tôi cũng xin trả lời luôn là công việc của bạn rất khác với những người nhân viên bán hàng thông thường. Như bạn đã nói là bán vào các khách hàng sang trọng thì sự đầu tư đó cũng không có gì là quá đáng đâu.

Vấn đề là bạn nên nghĩ rằng có đầu tư thì mới có kết quả và nếu bạn ký được một hợp đồng dài hạn, quy mô lớn thì những đầu tư mà bạn đã làm sẽ mang lại sự tưởng thưởng xứng đáng. Chúc bạn thành công.

JmbJQeVc.jpgPhóng to
Phó TBT báo Tuổi Trẻ Dương Thành Truyền tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm với các khách mời tham gia tư vấn trực tuyến - Ảnh: T.T.D.
* Là một người làm PR, anh Ngọc Thụy nhìn nhận về điều này như thế nào? Anh có suy nghĩ gì khi một nhà báo kỳ cựu khác lại nói PR là "cò", "chân gỗ"? (Dương Vân Thy, 25 tuổi, thuydecon@)

- Ông Nguyễn Ngọc Thụy: khi bạn cho rằng PR chỉ là sử dụng những mối quan hệ với giới truyền thông hay các cơ quan chính quyền thì đó chỉ là quan niệm sai lầm. Bởi vì ta có nhiều kênh truyền tải thông điệp PR khác nhau như: truyền miệng, các hoạt động sự kiện... Như vậy phải tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta có các kênh truyền tải thông điệp khác nhau.

Để có một chiến dịch PR thành công, bạn phải thật sự hiểu rõ vấn đề, đối tượng và thông tin mình cần truyền tải. Theo tôi, PR không như những suy nghĩ trên mà nó là một công việc của lòng yêu nghề và tiếng nói của trái tim.

* Hiện em là sinh viên năm 1, hướng đi tương lai của em là bước chân vào lĩnh vực quảng cáo. Vậy hiện nay có chương trình hay hoạt động nào để rèn luyện & thực tập bên lĩnh vực quảng cáo không? Em đang muốn kiếm việc làm bán thời gian về lĩnh vực này, lúc trước em có đọc báo về việc viết ý tưởng quảng cáo cho 1 công ty. Vậy hiện công ty nào đang có tuyển dung công việc đó? (hoàng trung trúc lan, 18 tuổi, lana_cool_cool@)

- Ông Nguyễn Ngọc Thụy: Bạn thân mến, trong một công ty quảng cáo có nhiều bộ phận khác nhau như: bộ phận sáng tạo, bộ phận giao tiếp khách hàng, bộ phận PR và tổ chức sự kiện... bạn phải biết thật sự mình phù hợp với công việc nào và có chịu đựng được áp lực rất cao của công việc này hay không?

Khi quyết tâm gắn bó với nó thì bạn hãy rèn luyện và cung cấp cho mình các kỹ năng về công việc đó. Ngoài thời gian trau dồi kiến thức cơ bản thì bạn hãy dành thời gian còn lại cho việc rèn luyện kỹ năng tại các công ty quảng cáo bởi công việc quảng cáo không chỉ dựa trên lý thuyết mà còn dựa trên kinh nghiệm tích lũy của bản thân.

- Ông Nguyễn Trần Quang - Chủ tịch HĐQT công ty FutureOne: Để tiếp ý anh Thụy, tôi khuyên em nên dành thời gian tìm hiểu về ngành quảng cáo càng nhiều càng tốt như thu thập các quảng cáo hay, xem, nghiên cứu, bình phẩm. Internet là nguồn vô tận của các quảng cáo hay. Em vào trang web http://www.adsoftheworld.com/ để tham khảo rất nhiều quảng cáo hay trên thế giới. Thêm nữa là em phải biết mình có năng khiếu gì trong ngành quảng cáo vì trong ngành này có rất nhiều chuyên môn khác nhau và cần các kỹ năng hoàn toàn khác nhau như PR, dịch vụ khách hàng, chuyên viên mỹ thuật, chuyên viên viết lời quảng cáo, chuyên viên sự kiện, chuyên viên kỹ thuật in ấn, chuyên viên về làm phim...

Sau khi hiểu về ngành quảng cáo thì hãy xác định chuyên môn, tính cách và đam mê của mình phù hợp với nhóm công việc nào và theo đuổi, nghiên cứu đi học về ngành đó.

Khi đã được chuẩn bị tốt về đam mê và chuyên môn, em có thể xây dựng một resume (CV) cho mình và gởi cho tất cả phòng nhân sự của các công ty quảng cáo (hiện nay họ đang rất cần người). Nếu công ty nào có nhu cầu tuyển các chuyên viên sơ đẳng là họ sẽ gọi cho em ngay. Chúc em may mắn.

* Em nghe nói sản phẩm tiếp thị thì không được chất lượng và tốt khi sử dụng có thật như vậy không? (Diến, 20 tuổi, thienthandethuong2067)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: Nguyên tắc quan trọng nhất của Marketing là làm cho khách hàng nhận thức đúng về sản phẩm của mình. Còn các phương pháp tiếp cận, phương tiện tiếp cận và các nghệ thuật cách điệu là để tạo sự chú ý của khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có một số các quảng cáo và nhân viên tiếp thị đôi khi nói quá sự thật về chất lượng sản phẩm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Nhưng theo qui luật thị trường, sau một thời gian, thị trường sẽ tự sàng lọc và loại bỏ. Bởi vì trong Marketing, việc khách hàng mua hàng chỉ là bước khởi đầu. Việc họ tiếp tục sử dụng lâu dài và trở thành "người hâm mộ" như Giáo sư Philips Kotler đã nói - mới là quan trọng.

* Xin cô chú cho con hỏi để trở thành nhân viên tiếp thị cần những yêu cầu nào? Nếu học sẽ học ở đâu? Xin cảm ơn. (bùi văn thanh, 25 tuổi, thanhhoi2003@)

- Ths. Nguyễn Quốc Hùng: Hiện nay theo tôi biết có ở TP.HCM có 3 nơi đào tạo về ngành Marketing mà bạn có thể liên hệ:

+ Trường ĐH Marketing

+ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nơi đã đào tạo về chuyên ngành Marketing từ những năm 1990. Địa chỉ liên lạc: 54 Nguyễn Văn Thủ, quận 1, TP.HCM

+ Chương trình UEH - VietnamMarcom

* Trong công việc của mình, anh Ngọc Thụy có từng cảm thấy báo chí không công bằng trong đối xử với thông tin của các công ty PR không? Được biết, rất nhiều công ty nước ngoài khi vào Việt Nam đều rất ngạc nhiên với sự "chùn tay" của một số cơ quan báo chí khi xem thông tin của họ là thông tin PR, dù thông tin đó rất ý nghĩa cho cộng đồng. Anh xử lý như thế nào khi gặp những tình huống này? (Cuc Nguyen, 26 tuổi, nguyenthicuc...@yahoo.com)

- Ông Nguyễn Ngọc Thụy: nhiều khi trong cuộc sống mỗi người đếu có một quan điểm khác nhau. Và trong cuộc sống bạn còn gặp nhiều tác động của môi trường bên ngoài vào công việc của bạn. Do vậy chúng ta cũng đừng nên quá khắt khe với cuộc sống về sự công bằng. Việc truyền tải và cách thức đưa nhận thông tin cũng là một công việc quan trọng. Do vậy, những thông tin mà bạn cho là công việc PR có ý nghĩa với cộng đồng đã sử dụng những hình thức truyền tải không chính xác thì dễ bị lầm tưởng là thông tin PR thương mại.

* Cho em hỏi PR khác Marketing như thế nào? Trong các công ty xuất nhập khẩu có cần PR không? Tư chất để trở thành 1 PR giỏi là gì? Ở Việt Nam và trên thế giới, mức lương trung bình của 1 PR là bao nhiêu? (quynhquyen, 20 tuổi, quynhquyen...@yahoo.com.vn)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: PR là một công cụ của Marketing để tiếp cận thị trường. Thông thường, PR có chức năng là xây dựng và bảo vệ hình ảnh của công ty, còn Marketing thì thiên về thương hiệu và sản phẩm.

Tùy theo loại hình và tầm cỡ công ty, PR có thể trực thuộc phòng Marketing, hoặc trực thuộc Ban Tổng giám đốc. Ngoài các tố chất của một người làm Marketing thì người làm PR phải có khả năng giao tiếp thật tốt, mối quan hệ xã hội rộng, xử lí tình huống nhanh, linh động và khả năng chịu được sức ép dư luận cao khi cần thiết. Với các chức năng trên thì công ty nào cũng cần đến PR.

* Tôi là nhân viên tiêp thị sữa chuyên bán các quán cà phê nhưng sản phẩm của tôi bán chiếm tỷ lệ thấp, xin cho biết những phương pháp tiếp cận người tiêu dùng có hiệu quả? (thái văn hàm, 25 tuổi, thaivanham@)

- Ông Nguyễn Trần Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty FutureOne: Theo tôi đây là một câu hỏi tư vấn đáng giá 50 ngàn USD cho ban giám đốc của bạn đấy! Vì nếu sản phẩm của bạn là một thương hiệu mạnh đem lại lợi ích tối đa cho những người uống sữa hoặc uống cà phê sữa tại các quán cà phê thì chắc rằng khách hàng sẽ đòi cho bằng được loại sữa mang thương hiệu của bạn.

Đây là việc của đội ngũ marketing của công ty bạn trong việc tạo ra một nhận thức trong đầu khách hàng là thương hiệu sữa của bạn là thương hiệu sữa duy nhất mà khách hàng phải dùng để có một lợi ích đặc biệt nào đó mà các loại sữa khác không thể đem lại đựơc ví dụ như "đẹp da"; "chắc xương"; "nở nang thân hình"... chẳng hạn!

Nhưng phải nhớ là sản phẩm của bạn phải đem lại đúng lợi ích như bạn quảng cáo nhé, nếu không đó là cách nhanh nhất để làm suy yếu thương hiệu sữa của bạn.

Tìm ra ưu thế cạnh tranh mà sản phẩm của chúng ta hơn hẳn đối thủ để bán cho khách hàng là chiến lược bán hàng tốt nhất. Còn nếu như sản phẩm của bạn cũng tương đương với đối thủ mà không có ưu thế khác biệt nào vượt trội thì bạn phải xuất chiêu "quan hệ khách hàng" cho thật tốt. Có nghĩa là tạo ra tình cảm giữa người bán hàng và người mua hàng thật tốt thì sẽ có hy vọng bán được hàng tốt hơn các hãng khác vì bạn được người chủ quán cà phê "chiếu cố" nhiều hơn!

* Em tốt nghiệp CĐ Kinh doanh thương mại, đang đi làm ở 1 công ty quảng cáo, tổ chức event. Em muốn học thêm marketing/PR khoảng 6tháng, buổi tối với mức học phí vừa phải (<3 triệu), xin hỏi có chỗ nào dạy không? Em muốn chuyển về quê làm việc (Bà Rịa) nhưng sao ngành này hầu như không thể tìm được việc làm như ý, không như ngành kế toán, xin cho em lời khuyên. Cảm ơn! (Vũ Thục Đoan, 24 tuổi, thucdoanvu@)

- Ths. Nguyễn Thành: Bạn có thể tham khảo thêm thông tin hướng nghiệp chi tiết về nghề này trong các câu trả lời ở trên.

Các ngành marketing, PR... chỉ tập trung tại các thành phố lớn, nơi có các tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn của Việt Nam hoạt động. Tại các thành phố nhỏ và thị trấn, các doanh nghiệp thường tự làm lấy công việc thay vì nhờ vào các công ty chuyên ngành nên bạn khó có thể tìm việc làm như ý tại Bà Rịa là việc đương nhiên.

Nếu bạn đủ tự tin vào khả năng của bản thân và có vốn, bạn có thể tìm hiểu thị trường Bà Rịa - số lượng doanh nghiệp hoạt động, các hình thức tiếp thị và quảng cáo đang áp dụng tại địa bàn... Bạn có thể lập một công ty quảng cáo nhỏ tiếp cận các khách hàng địa phương và đề xuất những phương án tiếp thị và quảng cáo phù hợp nhất cho các mục tiêu của họ. Biết đâu công ty của bạn là công ty đầu tiên trong lĩnh vực tiếp thị quảng cáo tại Bà Rịa - Vũng Tàu và cơ hội kinh doanh của công ty dẫn đầu luôn tốt hơn các công ty xuất hiện sau.

* Xin hỏi TS Vinh, ông nhận định thế nào về nghề trình dược viên, đấy có phải là một hình thức tiếp thị không, ông nhận thấy nghề này trong tương lai như thế nào có hướng phát triển không, em đang theo tuổi nghề này nhưng vẫn còn một chút băn khoăn, xin cho em vài lời khuyên, ông nhận định như thế nào về công ty Dược IMEXPHARM, xin cảm ơn. (thuy, 24 tuổi, movenoixalam_lthn)

- TS. Nguyễn Chí Vinh - Tổng Giám Đốc, Sabic Petro Chemical: Mục đích của Marketing là tiếp cận khách hàng mục tiêu. Trong ngành Dược, trình dược viên là người đóng vai trò quan trọng nhất để tiếp cận khách hàng (các nhà thuốc, phòng mạch, bệnh viện...). Họ là hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng. Không ai hiểu rõ khách hàng và sản phẩm bằng họ.

Được biết IMEXPHARM là công ty sản xuất nhượng quyền các thương hiệu dược phẩm hàng đầu thế giới ở Việt Nam. Ở vị trí của bạn, bạn có thể tự hào trình dược viên là niềm kiêu hãnh của IMEXPHARM.

* Em muốn biết những ngành nghề nói trên cần những yếu tố gì, kinh nghiệm gì? Ở Nha Trang có doanh nghiệp hay công ty nào cần? Xin cảm ơn! (kynam, 25 tuổi, kynam...@yahoo.com)

- Ông Nguyễn Ngọc Thụy: Trong ngành tiếp thị quảng cáo thì những yếu tố cần thiết là:

1. Những kiến thức căn bản về công việc mà bạn chọn.2. Khả năng giao tiếp và truyền tải thông tin rõ ràng.3. Khả năng chịu được áp lực trong môi trường có sự cạnh tranh cao.4. Khả năng phân tích, phát triển và sáng tạo không ngừng.5. Lòng yêu nghề, sống với công việc bằng chính trái tim của mình.

Tôi nghĩ rằng với xu hướng phát triển kinh tế thị trường hiện nay thì hoạt động quảng cáo là một bộ phận không thể thiếu được. Nha Trang đang là một thành phố thu hút rất nhiều sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do vậy, tôi nghĩ rằng bạn có thể tìm được những công việc trên qua các công ty hoặc các trang web trực tuyến giới thiệu việc làm.

* Em đang làm trong lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện, nhưng gặp khó khăn trong vấn đề xin vận động tài trợ cho chương trình. Em muốn được tư vấn để phát triển kỹ năng làm việc của mình? (Nhung Kim, 22 tuổi, bachdinh...@yahoo.com)

- Ths. Nguyễn Thành: Nếu bạn là nhân viên của công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện thì trước khi lên đề án cho một sự kiện (event) thì đầu tiên, ý tưởng xây dựng sự kiện (sáng tạo) phải dựa vào một số mục đích xã hội nào đó; chương trình Áo trắng học đường, Đèn đom đóm, Căn nhà mơ ước...

Ý tưởng sự kiện của bạn phải khác lạ, độc đáo, có thể mang tính xã hội cao, hay tính giải trí cao (Siêu thị may mắn, Nốt nhạc vui, Hát với ngôi sao...) đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và những người tham gia chương trình thì mới mong có được tài trợ.

Thứ hai, bạn phải tìm hiểu xem ý tưởng sự kiện này phù hợp nhất với tôn chỉ hoạt động của những công ty nào trên địa bàn và tiếp cận họ để thuyết phục, trình bày ý tưởng nhằm mời họ tham gia tài trợ cho chương trình.

Bạn nên nhớ một doanh nghiệp khi tham gia tài trợ cho một sự kiện nào đó thường tìm những lợi ích vô hình cho công ty và thương hiệu của họ, ngoài việc đóng góp cho xã hội và cộng đồng nơi họ hoạt động.

* Công ty em chuyên về cung cấp các dịch CNTT cho tất cả các khách hàng. Vậy việc phân khúc thị trường như thế nào để phục vụ cho việc tiếp thị, quảng cáo hiệu quả nhất? (Trần Tuấn Kiệt, 26 tuổi, daiduong...@vnn.vn)

- Ông Nguyễn Trần Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty FutureOne: Hiện nay xu hướng EMarketing hoặc marketing online, hoặc digital marketing là một xu hướng vô cùng lớn và sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành tiếp thị và quảng cáo. Một chuyên viên có căn bản của ngành CNTT với hiểu biết về ngành tiếp thị và quảng cáo sẽ có lợi thế tốt cho những năm sắp tới.

Nói về digital marketing thì tất cả những công cụ liên quan đến công nghệ số có thể tiếp cận với khách hàng đều là những phương tiện tiềm năng trong ngành quảng cáo. Vấn đề là phải bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng và khả năng đầu tư của họ trong các kênh quảng bá digital như SMS (nhắn tin) của điện thoại di động, Digital TV (truyền hình kỹ thuật số), các công cụ trên mạng internet như email, blog, poscast, banner, popup sẽ là những công cụ quảng bá ngày càng hữu dụng.

Bạn nên nghiên cứu thêm về các vấn đề này trong tương lai và tôi nghĩ sẽ là một đề tài vô cùng thú vị cho những bạn quan tâm tới ngành marketing trong tương lai. Trễ nhất là đến quý 1 năm 2008, FutureOne sẽ phối hợp tổ chức cùng Công ty cổ phần kỹ nghệ vốn đầu tư (http://www.saga.vn/) một hội thảo tập trung vào giải pháp của digital marketing và bạn có thể theo dõi nhé.

* Thưa ông Nguyễn Ngọc Thụy! Tôi đang học chuyên ngành Quảng cáo và PR tại Mỹ, tôi muốn về VN làm việc cho JWT sau khi tôi tốt nghiệp. Ông có thể cho tôi biết chính sách tuyển dụng nhân sự của JWT như thế nào và bằng cách nào tôi có thể nộp hồ sơ cho JWT? Xin cảm ơn ông rất nhiều! Chúc ông sức khỏe! (Trình Hữu Triết, 27 tuổi, trinhhuutriet@)

- Ông Nguyễn Ngọc Thụy: Hiện nay nói chung có khá nhiều các công ty quảng cáo của tập đoàn nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng các công ty đều có chính sách tuyển dụng như nhau. Bạn có thể tìm hiểu và nhận các thông tin tại các trang web tuyển dụng trực tuyến hoặc liên hệ với bộ phận nhân sự của các công ty.

* Em đang là sinh viên năm 2 ĐH Kinh tế TP.HCM. Hiện tại em đang hoàn thành phần đại cương và chuẩn bị xét tuyển vào chuyên ngành. Qua tìm hiểu, em cũng biết được marketing là những hoạt động hỗ trợ bán hàng. Nhưng em muốn biết cụ thể hơn, khi tốt nghiệp ra trường và xin vào làm ở một phòng marketing của một công ty nào đó thì công việc cụ thể, hằng ngày của em là gì? (Trịnh Thanh Duy, 20 tuổi, thanhduytrinh@)

- Ths. Nguyễn Thành: Tìm hiểu của bạn chưa đầy đủ vì hỗ trợ bán hàng chỉ là một hoạt động nhỏ của marketing. Marketing thực chất là các hoạt động xúc tiến thương mại của công ty bao gồm: nghiên cứu và tìm hiểu thị trường nơi công ty hoạt động, tìm hiểu về các đối thủ cũng như đối tác, nghiên cứu về nhận thức và thái độ của người tiêu dùng với các thương hiệu và dòng sản phẩm của công ty, đề ra các kế hoạch truyền thông tiếp thị tích hợp cho các thương hiệu, phối hợp với các phòng ban khác của công ty để thực hiện các hoạt động tiếp thị và kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra nếu bạn được giao trách nhiệm quản lí thương hiệu thì công việc chính của bạn là làm sao để người tiêu dùng mục tiêu nhận thức đúng về định vị của thương hiệu bạn quản lý, đề ra những kế hoạch tiếp thị nhằm kích thích việc mua sản phẩm của nhóm khách hàng mục tiêu này, và quản lý hệ thống bản sắc thương hiệu cho nhất quán trong tâm trí người tiêu dùng.

* Sinh viên báo chí có những lợi thế gì khi làm PR? Những tố chất cần thiết của người làm trong lĩnh vực PR? (Hạ Thanh, 21 tuổi, latrangnguyen...@yahoo.com)

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên