15/07/2007 05:47 GMT+7

Xác nhận chỗ ở hợp pháp thế nào?

TRỌNG PHÚ lược ghi
TRỌNG PHÚ lược ghi

TT - Sáng 14-7, thượng tá Vũ Xuân Dung, phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an), đã có buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc báo Tuổi Trẻ xung quanh chủ đề: “Làm thế nào để nhập hộ khẩu?” theo Luật cư trú. Câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm là xác nhận chỗ ở hợp pháp như thế nào?

gu2665HS.jpgPhóng to
Thượng tá Vũ Xuân Dung (thứ ba từ phải qua) tại buổi giao lưu trực tuyến “Làm thế nào để nhập hộ khẩu?”
TT - Sáng 14-7, thượng tá Vũ Xuân Dung, phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an), đã có buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc báo Tuổi Trẻ xung quanh chủ đề: “Làm thế nào để nhập hộ khẩu?” theo Luật cư trú. Câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm là xác nhận chỗ ở hợp pháp như thế nào?

Trong số hơn 500 thắc mắc của bạn đọc gửi đến buổi giao lưu có hơn 60% câu hỏi liên quan đến diện KT3 và thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu. Trong đó có nhiều trường hợp bày tỏ không biết phải làm thế nào để xác nhận chỗ ở hợp pháp, một trong những điều kiện để những người thuộc diện KT3 có thể nhập hộ khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương.

Trả lời thắc mắc trên, thượng tá Vũ Xuân Dung cho biết: theo qui định tại điều 20 Luật cư trú, ngoài điều kiện đã tạm trú liên tục tại TP trực thuộc trung ương từ một năm trở lên thì phải có chỗ ở hợp pháp tại TP đó. Chỗ ở hợp pháp đã được qui định cụ thể tại điều 5 của nghị định 107/2007/NĐ-CP ngày 25-6-2007.

Mua nhà bằng giấy tay

Đi vào từng trường hợp cụ thể, anh Phạm Quang Hiển, TP.HCM, hỏi: “Tôi mua nhà ở TP.HCM sáu năm và đã có KT3. Nhà tôi có hợp đồng mua nhà bằng giấy viết tay. Vậy tôi phải làm thủ tục nhập hộ khẩu vào TP thế nào?”. Thượng tá Vũ Xuân Dung hướng dẫn: “Đối với những trường hợp này, trước hết hợp đồng mua bán nhà phải có công chứng, chứng thực của UBND cấp phường hoặc xác nhận của UBND cấp phường rằng nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng”.

Nhiều bạn đọc hỏi khi triển khai Luật cư trú ở Hà Nội, nhiều người dân thuộc diện KT3 không xin được giấy xác nhận tình trạng chỗ ở tại xã, phường vì thành phố chưa có hướng dẫn, những trường hợp này phải làm sao? Thượng tá Vũ Xuân Dung trả lời: ngày 9-7-2007, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký công văn 906 yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo UBND các phường xã phải thực hiện chứng thực chỗ ở hợp pháp cho công dân theo qui định tại điều 5, nghị định 107. Địa phương nào không chịu xác nhận là làm trái với Luật cư trú. Thượng tá Dung cũng cho biết đối với các trường hợp nhà ở nằm trong khu vực đất được qui hoạch, lấn chiếm đất đai, có tranh chấp... (qui định tại điều 4, nghị định 107) thì không đủ điều kiện để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ở nhà thuê, ở nhờ

* Mời bạn đọc đón xem một số nội dung hỏi đáp cụ thể từ buổi giao lưu trực tuyến “Làm thế nào để nhập hộ khẩu?” trên những số báo tới.

Ngoài ra, nhiều bạn đọc hỏi họ đã có việc làm ổn định, thuộc diện KT3 từ một năm trở lên nhưng phải đi thuê nhà, ở nhờ nhà người thân thì phải làm thế nào để nhập hộ khẩu vào thành phố? Cụ thể, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàng (TP.HCM) hỏi: “Tôi có nhà và hộ khẩu tại TP, các em tôi đã có KT3, nay tôi muốn nhập hộ khẩu cho các em tôi thì phải làm những thủ tục gì?”. Thượng tá Dung trả lời: “Trường hợp này người nhà của chị Hoàng phải thường xuyên tạm trú tại nhà chị từ một năm trở lên. Ngoài ra, chị Hoàng phải có hợp đồng hoặc cam kết cho các em chị ở nhờ tại nhà chị. Hợp đồng hoặc cam kết này phải có công chứng hoặc xác nhận của UBND xã, phường sở tại. Thêm vào đó, chị Hoàng phải có ý kiến đồng ý để người nhà đăng ký thường trú tại nhà của mình vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Thượng tá Dung cho biết thêm: đối với những trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân thì nhất định phải có công chứng hoặc xác nhận của UBND cấp xã, phường (theo qui định tại khoản 1, điều 5, nghị định 107).

Nhà chưa có số

Bạn đọc Lê Bảo Toàn (TP.HCM) thắc mắc: “Năm 2005, tôi có mua một căn nhà tại TP.HCM, giấy tờ mua bán có xác nhận của UBND phường, nhà chưa có số nhà nhưng có tờ khai năm 1999. Tôi đã ở căn nhà này từ đó đến nay, có KT3 hơn một năm. Vậy tôi có được nhập hộ khẩu tại căn nhà này không?”. Thượng tá Dung trả lời: “Theo qui định của Luật cư trú, trường hợp của bạn có giấy tờ mua bán nhà có xác nhận của UBND phường xã và đã tạm trú trên một năm thì đủ điều kiện đăng ký thường trú”.

Bạn đọc Tran Thi Cam Gam (TP.HCM) hỏi: “Tôi đã có nhà riêng tại TP.HCM, có xác nhận tình trạng nhà, có KT3. Nay tôi muốn làm hộ khẩu thường trú và cán bộ phường yêu cầu về quê ký giấy xin cắt nhân khẩu. Thế nhưng, tôi về quê thì cán bộ ở quê yêu cầu phải có giấy tiếp nhận nơi ở mới thì mới được cắt nhân khẩu. Tôi quay về phường ở TP hỏi thì cán bộ phường bảo không cần có giấy tiếp nhận! Vậy tôi phải làm sao?”.

- Thượng tá Vũ Xuân Dung trả lời: “Thông tư 06 ngày 1-7 của Bộ Công an nghiêm cấm việc yêu cầu công dân phải có giấy đồng ý cho đăng ký thường trú của cơ quan công an nơi chuyển đến mới cấp giấy chuyển hộ khẩu. Vì vậy, yêu cầu của cán bộ tại nơi chị đăng ký thường trú là không đúng với qui định trên”.

TRỌNG PHÚ lược ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên