Phóng to |
Cán bộ kiểm lâm thu thập mẫu vắt trong rừng |
Phóng to |
Kết quả phân tích ADN từ mẫu máu vắt qua biểu đồ cho thấy: thỏ (chiếm 22%), heo rừng và các loài thú ăn thịt nhỏ (19%), các loài gặm nhấm (14%), các loài thú móng guốc (6%), thú họ mèo (5%) và các loài linh trưởng (4%) - Ảnh: WWF/CARBI cung cấp |
Phóng to |
Các ống mẫu máu vắt chuẩn bị gửi đi phân tích - Ảnh: WWF/CARBI cung cấp |
Phóng to |
Hình sơn dương do bẫy ảnh chụp được - Ảnh: WWF/CARBI cung cấp |
Phóng to |
Hình gà lôi bạc do bẫy ảnh chụp được - Ảnh: WWF/CARBI cung cấp |
Phóng to |
Hình heo rừng do bẫy ảnh chụp được - Ảnh: WWF/CARBI cung cấp |
Phóng to |
Hình mang lớn do bẫy ảnh chụp được - Ảnh: WWF/CARBI cung cấp |
Phương pháp giám sát vượn thông qua việc thiết lập 10 điểm thu âm tiếng hót tại các đỉnh núi, sử dụng micro định hướng Mke 300 do Đức sản xuất và máy ghi âm IC Recorder của Hãng Sony để ghi âm vượn vào sáng sớm.
Bước đầu ghi nhận được rất nhiều đàn vượn đen má trắng hiện diện trong các khu vực giám sát thuộc các khu bảo tồn sao la Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và vườn quốc gia Bạch Mã. Từ kết quả ban đầu này, cán bộ kiểm lâm đang phân tích để xác định kết quả cụ thể hơn về số lượng và cơ cấu bầy đàn.
Ngoài ra, qua ghi âm giọng hót cũng đã ghi nhận sự có mặt của các loài chim trĩ đặc hữu, quý hiếm như trĩ sao và các loài gà lôi.
Phương pháp bẫy ảnh và khảo sát theo các tuyến điều tra cũng đã ghi nhận sự có mặt của các loài mang Trường Sơn (Metiacus truongsonensis), sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), thỏ vằn (Nesolagus timminsi), mang (Muntiacus muntjak), khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), tê tê (Manis javanica)…
Đặc biệt, dự án đã cử chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm tập huấn cho cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn, phương pháp thu thập các mẫu vắt để lấy máu phân tích ADN. Cơ sở khoa học của phương pháp này là loài vắt hút máu các động vật và máu của các loài thú (bị vắt hút máu) sẽ được lưu giữ trong cơ thể vắt tới 3 tháng.
Việc thu vắt và phân tích ADN sẽ giúp xác định được sự có mặt của các loài thú tại khu vực thu vắt. Phương pháp thu mẫu vắt sẽ tập trung tại các địa điểm có phân bố (tiềm năng) của các loài cần nghiên cứu (trong trường hợp này là loài sao la) và mở rộng tại các địa điểm khác nằm trên các tuyến tuần tra của nhân viên bảo vệ rừng.
Kết quả đạt được đến thời điểm này là 647 ống mẫu máu vắt đã được thu trên địa bàn Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam, với số vắt 19.000 cá thể và đã lựa chọn để gửi đi phân tích 75 ống mẫu (từ 1.332 cá thể vắt) tại Viện Động vật học Côn Minh (Trung Quốc) và Đại học Frankfurt, Đức.
Kết quả phân tích ADN 20 ống mẫu máu vắt ban đầu đã ghi nhận sự có mặt của các loài quan trọng như lợn rừng (Sus scrofa), sơn dương (Capricornis sumatraensis), chồn (Melogale moschata), mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), mang (Muntiacus muntjak), sóc bụng đỏ (Dremomys rufigenis), khỉ (Macaque spp).
Tuy kết quả ban đầu chưa ghi nhận sự có mặt của loài sao la, một loài thú mới phát hiện và là “nhân vật chính” cho mục tiêu của dự án này, tại các khu rừng dọc biên giới Việt - Lào, nhưng với phương pháp giám sát hiện đại này, hi vọng câu trả lời về số phận của loài thú quý hiếm này sẽ được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Dự án dự trữ carbon và bảo tồn đa dạng sinh học rừng do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại vùng sông Mêkông phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam thực hiện từ năm 2011-2014, nhằm giám sát các chỉ số về đa dạng các loài động vật các khu rừng dọc biên giới Việt - Lào thuộc hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận