04/10/2008 08:00 GMT+7

Thi cao học phải đạt TOEFL 400 điểm!

(Theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ GD-ĐT ban hành)
(Theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ GD-ĐT ban hành)

TT - Quy chế mới về đào tạo thạc sĩ vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, song một số quy định trong đó đã vấp phải sự phản ứng của nhiều cơ sở đào tạo cũng như người học. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long (ảnh) cho biết:

gcY68JBA.jpgPhóng to
TT - Quy chế mới về đào tạo thạc sĩ vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, song một số quy định trong đó đã vấp phải sự phản ứng của nhiều cơ sở đào tạo cũng như người học. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long (ảnh) cho biết:

- Để phù hợp với thực tế, đảm bảo quyền lợi của học viên cũng như có thời gian để các cơ sở đào tạo chuẩn bị điều kiện đáp ứng yêu cầu của quy chế đào tạo thạc sĩ mới, các quy định mới sẽ được bắt đầu áp dụng theo lộ trình.

Cụ thể đối với hai kỳ tuyển sinh tháng 8-2008 và tháng 2-2009, môn tiếng Anh thi theo quy định cũ, các môn khác thực hiện theo quy chế mới.

Đến khóa tuyển sinh tháng 8-2009, khâu tuyển sinh sẽ thực hiện hoàn toàn theo quy chế mới. Về chương trình đào tạo, học viên của khóa 2008 vẫn áp dụng theo chương trình cũ, từ khóa tháng 2-2009 sẽ đào tạo theo chương trình mới.

Theo quy chế mới, chương trình đào tạo thạc sĩ của chúng ta sẽ chuyển sang phương thức đào tạo tín chỉ. Riêng đối với quy định thực hiện thi môn ngoại ngữ tiếng Anh theo dạng thức TOEFL, IELTS sẽ được bắt đầu từ kỳ thi tháng 8-2009.

Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sẽ chịu trách nhiệm xây dựng ngân hàng đề thi môn tiếng Anh cung cấp cho các cơ sở đào tạo. Từ nay cho đến kỳ thi tháng 8-2009, những thí sinh có điều kiện có thể đăng ký tham dự các kỳ thi tiếng Anh dạng thức TOEFL hoặc IELTS quốc tế hoặc nội bộ (Institutional), đạt mức độ nêu trên, nộp cho cơ sở đăng ký đào tạo để được xem xét miễn thi.

- Tổ chức tuyển sinh: hai lần/năm, vào tháng hai và tháng tám.

- Thời gian đào tạo: 1-2 năm (quy chế cũ là 2-3 năm).

- Chương trình đào tạo: thời lượng 30-55 tín chỉ (so với quy chế cũ là 80-100 đơn vị học trình).

- Phương thức đào tạo: đào tạo theo học chế tín chỉ.

* Thưa ông, tại sao Bộ GD-ĐT lại chọn quy định thời gian tổ chức thi tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ vào tháng hai và tháng tám hằng năm?

- Trong quá trình thực hiện theo quy chế tuyển sinh trước đây đã xuất hiện một số bất cập như nhiều SV khá giỏi tốt nghiệp ra trường có nguyện vọng và cần được đào tạo tiếp để có trình độ cao hơn, làm việc tốt hơn nhưng bị lỡ kỳ thi, phải đợi kỳ thi năm sau.

Thực trạng trên không chỉ dẫn đến sự “lỡ làng”, không tranh thủ được thời gian của SV khá giỏi mới tốt nghiệp, có nguyện vọng, đang háo hức, nhiệt tình và muốn tiếp tục học mà còn dẫn đến tình trạng một số cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu hoặc tuyển đủ nhưng chất lượng đầu vào không thật như ý.

Xuất phát từ thực tế trên và để hòa nhập với các nước trong khu vực cũng như thế giới, quy chế lần này mở ra hai kỳ thi trong năm vào tháng hai và tháng tám, trong đó kỳ thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ vào tháng tám tạo cơ hội cho những người tốt nghiệp ĐH khá giỏi dự thi để học tiếp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ. Theo đó, các cơ sở đào tạo sẽ có hai kỳ tiếp nhận học viên và tổ chức đào tạo, lệch so với tuyển sinh và nhập học bậc đại học.

fSe4Bo2I.jpgPhóng to
Các học viên theo học chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế dành cho các nhà quản lý tại TP.HCM do Viện Công nghệ châu Á tổ chức - Ảnh: T.T.D.
* Cả cơ sở đào tạo và người học đều có ý kiến chưa đồng tình với quy định về môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển thạc sĩ thay vì năm ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung, trình độ B, nay trong quy chế mới chỉ thi một ngoại ngữ là tiếng Anh, theo hình thức TOEFL.

- Quy chế tuyển sinh sau đại học ban hành năm 2001 quy định sử dụng năm ngoại ngữ trong tuyển sinh đào tạo thạc sĩ là tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, trình độ B. Quy định trên tuy có đem lại một chút thuận lợi cho người dự thi nhưng không đáp ứng yêu cầu hiện nay trong hòa nhập và giao lưu quốc tế.

Trong hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất và gần như chiếm địa vị độc tôn trong các diễn đàn hội nghị, hội thảo, trao đổi, giao lưu quốc tế. Vì thế, cán bộ khoa học có trình độ thạc sĩ trở lên, ở bất kỳ lĩnh vực, ngành, chuyên ngành khoa học nào, ngôn ngữ dùng trong đào tạo là gì, phải biết tiếng Anh ở mức độ nào đó.

Xuất phát từ ý tưởng đó, quy chế đào tạo thạc sĩ lần này buộc tất cả thí sinh thi tuyển vào học các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải dự thi môn tiếng Anh, trình độ tối thiểu là TOEFL 400 và tiếp tục học thêm để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ phải có trình độ tiếng Anh tối thiểu TOEFL 450.

Đối với người dự thi vào học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ về tiếng Anh như lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh hoặc ngôn ngữ Anh, môn thi phải là ngôn ngữ khác, do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định, trình độ tương đương với TOEFL 400 và khi tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ đó tương đương TOEFL 450.

(Theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ GD-ĐT ban hành)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên