10/09/2003 06:15 GMT+7

Bàn cao, cặp nặng, bảng nhòa!

<FONT color=#010101>            K.LIÊN thực hiện </FONT>
            K.LIÊN thực hiện

TT (TP.HCM) - “Sức khỏe của học sinh chúng ta hiện nay còn có nhiều vấn đề tồn tại, nhất là các bệnh tật học đường ở HS các cấp. Trong đó có một số bệnh ở HS đang ngày càng trở nên nghiêm trọng”. Thạc sĩ - bác sĩ Trịnh Hồng Lân, Viện Vệ sinh y tế công cộng, đã mở đầu buổi trao đổi với PV Tuổi Trẻ như vậy.

8CKoE5hO.jpgPhóng to
Bàn ghế không đúng qui cách khiến khoảng cách mắt - vở quá gần dễ dẫn đến bệnh, tật khúc xạ
TT (TP.HCM) - “Sức khỏe của học sinh chúng ta hiện nay còn có nhiều vấn đề tồn tại, nhất là các bệnh tật học đường ở HS các cấp. Trong đó có một số bệnh ở HS đang ngày càng trở nên nghiêm trọng”. Thạc sĩ - bác sĩ Trịnh Hồng Lân, Viện Vệ sinh y tế công cộng, đã mở đầu buổi trao đổi với PV Tuổi Trẻ như vậy.

Khảo sát mới nhất trong năm 2003 của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM tại bốn trường (gồm hai trường tiểu học và hai trường THCS quận, huyện vùng ven của TP.HCM ) với trên 2.300 HS cho thấy có tới 26,4% HS có các bệnh tật về khúc xạ, trong đó có một trường THCS có tới 40%. Cong vẹo cột sống cũng khá phổ biến, với tỉ lệ 12,1% số HS của bốn trường.

Ngoài ra, qua phỏng vấn 587 HS về các điều kiện học tập trên lớp, các vấn đề liên quan đến rối loạn cơ xương, kết quả cho thấy tỉ lệ HS bị rối loạn cơ xương sau buổi học là 147 em (25%).

Trong đó, tỉ lệ cao nhất gặp ở một trường THCS là 44,9%. Năm học 2002-2003 đã có 4,6% HS phải nghỉ học vì bị rối loạn cơ xương.

Kết quả khảo sát cho thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Tiêu chuẩn vệ sinh theo qui định 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18-4-2000 của Bộ Y tế là chiều cao bàn và ghế được chia làm sáu loại cỡ, từ loại 1-6 để sử dụng cho các khối học khác nhau: cỡ số 1 ( HS lớp 1,2): bàn cao 46cm, ghế cao 27cm; cỡ số 2 (HS lớp 3,4,5): bàn 50cm, ghế 30cm; cỡ số 3 (HS lớp 6,7,8): bàn 55cm, ghế 33cm; cỡ số 4 (lớp 9,10,11): bàn 61cm, ghế 38cm; cỡ số 5 và 6 (lớp 12): bàn 69-74cm, ghế 44-46cm.

Trước tiên là bàn ghế không phù hợp. Tất cả bàn ghế ở các phòng học được khảo sát tại bốn trường đều có kích thước quá cao so với tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế.

Một vấn đề rất bất hợp lý là toàn bộ bàn ghế của hai trường tiểu học còn cao hơn cả tiêu chuẩn vệ sinh đối với bàn ghế của các cấp THCS và THPT (cho các em lớp 6 - 11). Chưa kể qui định của ngành y tế là bàn phải rời ghế và có thành tựa nhưng trên thực tế đa số bàn liền ghế (89%) và ghế ngồi hoàn toàn không có chỗ tựa lưng.

Bảng cũng chưa phù hợp. Tất cả bảng viết trong các phòng học đều quá dài so với tiêu chuẩn vệ sinh; sĩ số HS lớp học quá đông, nhiều HS ngồi trong góc xa không nhìn rõ bảng. Điều này dẫn tới rất khó đọc các chữ trên bảng (27,1% số em nhìn bảng bị bóng khi đọc chữ trên bảng).

Bên cạnh đó, tư thế ngồi học của các em không đúng. 27,6% số em có thói quen khi viết bài cúi quá thấp, vì vậy khoảng cách mắt - vở quá gần. Đáng lưu ý là số HS khối tiểu học ngồi viết có khoảng cách mắt - vở quá gần chiếm tới 37,3- 47,1%. Điều này tạo ra nguy cơ mắc bệnh, tật khúc xạ ở mắt rất cao.

Ông Nguyễn Trọng Chức, trưởng Phòng GD -ĐT Bình Thạnh:

Từ năm học 1999 - 2000 chúng tôi đã chỉ đạo thay dần loại bảng chói bằng bảng từ. Với bàn ghế, từ khi có hướng dẫn của bộ về qui cách, chúng tôi đã khuyến khích các trường thay dần, trước tiên là những trường tiểu học. Tuy nhiên do kinh phí hạn chế, đến nay chỉ mới thay được khoảng 1/8 (trên tổng số lớp).

Với tình trạng HS mang cặp quá tải thì ngay chính con tôi cũng là nạn nhân. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến việc cho HS sử dụng chung bài học và bài tập cùng một cuốn vở để giảm bớt số vở mang theo...

Tuy nhiên chỉ phòng GD-ĐT ngồi nghĩ cách thì sẽ không lường hết được. Vì vậy chúng tôi sẽ tổ chức một chuyên đề cho các trường làm tham luận rồi đúc kết để chỉ đạo...

Thế nhưng đáng tiếc có tới 72,5% giáo viên không nhắc nhở tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS. Ngay cả phụ huynh cũng ít nhắc nhở con em ngồi học đúng tư thế.

Đặc biệt, liên quan đến vấn đề cong vẹo cột sống, rối loạn cơ xương, theo chúng tôi, còn có một yếu tố khác cũng rất quan trọng làm ảnh hưởng tới sức khỏe HS là trọng lượng cặp sách. Dù đến nay tại VN chưa có văn bản nào qui định về trọng lượng cặp khi HS đến lớp nhưng theo một số nghiên cứu của nước ngoài, trọng lượng cặp không được vượt quá 10% trọng lượng cơ thể.

Thế nhưng trên thực tế khi khảo sát trên 400 HS, chúng tôi ghi nhận trọng lượng cặp bình quân của HS lớp 1 là 3,3 kg, lớp 2: 4kg, lớp 3: 3,3kg, lớp 4: 3,9kg và lớp 5 là 3,6kg. Cá biệt có những HS lớp 1 cân nặng chỉ 15-16 kg, nhưng trọng lượng cặp phải mang là 4,7 -5,2kg (sách vở, dụng cụ học tập, nước uống), có HS lớp 5 mang cặp nặng 8,1kg.

Một điểm đáng lưu ý khác là thời gian học tập và vui chơi của các em chưa phù hợp, cộng thêm các nguyên nhân khác như thời gian xem tivi, sử dụng máy vi tính hay trò chơi điện tử, đọc sách báo, truyện quá nhiều.

* Những bệnh, tật học đường này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống và học tập của các em?

- Về tật cong vẹo cột sống, trước tiên là gây biến dạng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn gây tổn hại về mặt chức năng hô hấp, tuần hoàn, tăng trưởng... Với HS nữ sau này còn có thể bị ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của các em.

Với tật khúc xạ, các em bị cận, viễn thị sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, vui chơi, học tập. Chưa kể một số em còn sợ đeo kính xấu... làm cho bệnh càng nặng hơn.

Điều cần thiết đối với ngành giáo dục là khi xây dựng trường lớp cũng như mua sắm bàn ghế, bảng viết... nên tham khảo ý kiến bên ngành y tế ( Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường TP.HCM) để cho đúng tiêu chuẩn qui định.

* Xin cảm ơn bác sĩ!

Các biểu hiện về mặt sức khỏe của HS (qua khảo sát 1.000 HS) cho thấy khá nhiều em có biểu hiện rối loạn:

- Đau đầu: trung bình có 24,1% HS, trong đó khối THCS cao nhất: 31,9 - 34,3%, còn khối tiểu học 10,6-15,6%.

- Nhức mỏi mắt: 22,6%, khối THCS có biểu hiện cao hơn hẳn khối tiểu học: 26 - 42,7% so với 5,6 -9,8%. Có trường trọng điểm chất lượng cao lên tới 42,7% số HS.

- Đau mỏi thắt lưng: khối THCS là 33,1 - 41,7%, khối tiểu học 9,9 - 10,7%.

- Đau mỏi vùng cổ, vai: THCS có tỉ lệ 34,7-41,7%, khối tiểu học 14,7 -18,3%.

- Tê mỏi tay: 20,8 - 33,1% ở khối THCS, khối tiểu học 21,7 - 22,5%.

- Tê mỏi chân: 10,4 - 15,3% ở khối THCS, khối tiểu học 5,6 - 11,3%.

            K.LIÊN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên