16/12/2006 23:57 GMT+7

Trẻ chậm đi, chậm nói: cần được can thiệp sớm

Theo Phụ nữ TP.HCM
Theo Phụ nữ TP.HCM

Theo bà Hà Thị Kim Yến - Trưởng khoa Vật lí trị liệu (VLTL) và phục hồi chức năng (PHCN) bệnh viện Nhi đồng 1 thì trẻ phát triển rất nhanh chóng trong khoảng thời gian vài năm đầu đời, nên nếu trong giai đoạn này mà con bạn chậm đi, chậm nói… thì hãy cảnh giác, nhất là với những đứa trẻ sinh non. Con bạn có thể bị khiếm khuyết về tâm thần, vận động nếu có vấn đề mà không được can thiệp sớm về PHCN.

2JGGLcI7.jpgPhóng to
Cha mẹ hãy lưu ý đế những bất thường của trẻ. (Ảnh minh họa)
Theo bà Hà Thị Kim Yến - Trưởng khoa Vật lí trị liệu (VLTL) và phục hồi chức năng (PHCN) bệnh viện Nhi đồng 1 thì trẻ phát triển rất nhanh chóng trong khoảng thời gian vài năm đầu đời, nên nếu trong giai đoạn này mà con bạn chậm đi, chậm nói… thì hãy cảnh giác, nhất là với những đứa trẻ sinh non. Con bạn có thể bị khiếm khuyết về tâm thần, vận động nếu có vấn đề mà không được can thiệp sớm về PHCN.

Sáng 2-12, tại phòng tập của khoa VLTL, rất đông các bà mẹ đưa con đến tập. Chị T, mẹ bé H.L.M. (sinh 2005, ở Q.7), tâm sự “Thấy bé chậm ngồi hơn con người ta, tôi nghĩ có lẽ do con mình sinh thiếu tháng nên phát triển chậm. Nhưng mãi đến tháng thứ 11 mà cháu vẫn chưa đúng, chưa ngồi dược, tôi đưa con đến một bệnh viện kiểm tra, được BS cho biết “Chỉ vì cháu sinh non nên chậm phát triển một chút thôi…”.

Tháng sau, rồi tháng sau nữa cháu cũng không ngồi được, tôi đưa cháu đến một BV khác, BS ở đây cũng “phán” tương tự và dặn cho cháu uống thêm can-xi… Do vậy, tôi hoàn toàn yên tâm. Mãi đến gần đây, đưa con đi khám bệnh tại BV Nhi Đồng 1, do cháu bị cảm sốt, qua trò chuyện với các BS, tôi mới biết con mình bị rối loạn tâm thần lan tỏa (RLTTLT), có nguy cơ sẽ khuyết tật vận động, chậm phát triển vì sinh non. Các BS đã tư vấn cho tôi đưa cháu đến đây”.

Bà Yến cho biết phần lớn các cháu tới đây đều bị RLTTLT nhưng cha mẹ không biết, đưa đến muộn (3-6 tuổi) nên việc điều trị rất khó khăn. Những trẻ bị RLTTLT cần được can thiệp sớm từ ngay sau khi sinh cho đến 3 tuổi, vì hệ thần kinh của trẻ lúc này chưa trưởng thành, có thể uốn nắn được. Cụ thể là những can thiệp giúp trẻ phát triển vận động, giác quan, điều hòa các cảm xúc giác quan. Điển hình của việc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả là trường hợp của cháu H.Đ.M., ở Tân Định, Q.1.

Theo lời chị H - mẹ cháu thì do sinh non 28 tuần tuổi, nên vừa chào đời cháu đã phải nằm viện gần một tháng tại khoa sơ sinh BV Nhi Đồng 1 vì bị bệnh màng trong, suy hô hấp, bệnh lý võng mạc, trào ngược dạ dày thực quản…Theo các BS, cháu còn có nguy cơ cao về khiếm khuyết thần kinh nên trong quá trình điều trị các bệnh trên, cháu đã được can thiệp kết hợp bằngVLTL… Sau khi xuất viện, gia đình tiếp tục đưa cháu đến đây, nhờ vậy cháu đã phát triển như một trẻ bình thường về tâm thần và vận động…”

Bà Yến lưu ý những trẻ có nguy cơ cao khuyết tật vận động, chậm phát triển là những trẻ sinh ra bị ngạt, sinh non, tim bẩm sinh, sau sinh mắc một số bệnh lý thần kinh như viêm màng não, xuất huyết não, vàng da, hội chứng Dawn, hoặc phải nằm điều trị ở khoa Hồi sức sơ sinh… Nếu được can thiệp sớm về PHCN, trẻ có thể khắc phục các khiếm khuyết do bệnh lý gây ra, ngăn ngừa được các biến chứng giảm khả năng khác, giúp trẻ phát triển tốt.

Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý đến những dấu hiệu báo động trong qua trình phát triển của trẻ (dù là ở trẻ khỏe mạnh, lên cân, bú tốt…). Cần phải theo dõi từng mốc phát triển của trẻ, nếu gặp “trục trặc” phải đưa đến BV để kiểm tra, can thiệp sớm.

Những dấu hiệu cụ thể của rối loạn tâm thần lan toả:

- Về vận động: trẻ không lật được cho đến 7 tháng tuổi, không ngồi được một mình cho đến 10 tháng tuổi, không đứng lên được cho đến 12 tháng tuổi, không đứng chựng được cho đến 14 tháng tuổi, không đi được cho đến 18 tháng tuổi; trẻ thường nắm chặt hai bàn tay cho đến 6 tháng tuổi, không biết đưa hai tay ra trước mặt cho đến 10 tháng tuổi, không biết vỗ tay cho đến 12 tháng tuổi hoặc trẻ chỉ dùng một tay.

- Về nhận thức: Trẻ không phân biệt lạ quen cho đến 8 tháng tuổi (thường được ngộ nhận là trẻ dễ tính, ai bồng cũng được), không biết chơi “giả vờ” với búp bê (như đút cho búp bê ăn, hôn búp bê) cho đến 15 tháng tuổi.

- Về cảm giác: Trẻ thường lăng xăng, kém tập trung, kén ăn, sợ tắm, sợ đánh răng, sợ cắt tóc hay thích sờ mó vuốt ve người khác. Có trẻ hay cắn bạn, tát, xô ngã bạn và dường như không nghe nên không quay lại khi được gọi tên…

Theo Phụ nữ TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên