06/07/2011 09:57 GMT+7

Phân biệt viêm da dị ứng với phát ban da

ThS.BS LÊ THÁI VÂN THANH (giảng viên bộ môn da liễu ĐH Y dược TP.HCM)
ThS.BS LÊ THÁI VÂN THANH (giảng viên bộ môn da liễu ĐH Y dược TP.HCM)

TTO - Da mặt em hiện đang bị dị ứng và nổi mẩn đỏ lên, hơi sần sùi. Em không biết nguyên nhân từ đâu (em không sử dụng sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da nào), em có đi thử máu rồi, nói em bị sốt phát ban, nhưng em uống thuốc rồi cũng không bớt.

Em đi khám bên ngoài, bác sĩ chẩn đoán em là bị dị ứng. Em có nêu một số triệu chứng ở trên, mong bác sĩ chẩn đoán xem em phải bị dị ứng không hay bệnh gì? Và bây giờ em nên dùng thuốc gì để sức lên da?

Bạn đọc

- Trả lời của Th.s, BS LÊ THÁI VÂN THANH - Phòng mạch online:

Sốt phát ban là tình trạng nhiễm siêu vi, đa số là nhiễm siêu vi đường hô hấp. Bệnh biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu chẳng hạn như sốt, mệt mỏi, uể oải, đau họng, nổi hạch cổ, phát ban da…Phát ban da là các mảng da hồng, li ti hoặc thành đám, ngứa, ấn biến mất, phân bố toàn thân. Vì đây là bệnh do nhiễm siêu vi, do đó các dấu hiệu sẽ lui và hết dần sau khoảng 1–2 tuần nếu được chăm sóc tốt.

Tình trạng của bạn là nổi mẩn đỏ, có ít sần sùi, phân bố chỉ trên da mặt chứ không phải toàn thân, đã khám ở vài nơi và uống thuốc mà không khỏi tức là đã sau một thời gian không ngắn. Đây chắc chắn không phải là sốt phát ban mà là tình trạng viêm da dị ứng.

Viêm da dị ứng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là tình trạng dị ứng nhanh hoặc dị ứng chậm. Dị ứng nhanh đa số là do tiếp xúc trực tiếp với một số chất như sửa rửa mặt, mỹ phẩm dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm, xà bông gội đầu, hóa chất làm tóc, massage mặt, đắp mặt nạ, nước rửa mặt, khẩu trang, xà bông giặt khẩu trang…

Dị ứng chậm là tình trạng da rất nhạy cảm khi tiếp xúc với bất kỳ tác nhân nào như nước rửa mặt, gió, bụi bẩn trong không khí hoặc bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào, do sau một quá trình lâu dài sử dụng mỹ phẩm “trong quá khứ”. “Trong quá khứ” tức là hiện tại bạn không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên da cả nhưng bạn đã từng sử dụng sản phẩm dạng “kem dưỡng da” trong quá khứ. Chính một trong các thành phần trong sản phẩm này gây ra tình trạng dị ứng chậm trên da.

Tóm lại tình trạng da của bạn là viêm da dị ứng. Cách sử trí tốt nhất là ngưng tất cả sản phẩm dùng cho da mặt, ngăn chặn tất cả tác nhân có thể tiếp xúc trên da mặt, dùng một số thuốc uống hoặc bôi chống dị ứng theo chỉ định của bá

c sĩ chuyên khoa Da Liễu và kiên nhẫn tuân thủ điều trị.

* Em năm nay 23 tuổi, da em thuộc dạng da trắng, nhưng sao mỗi khi em dùng kem vào buối tối trước khi ngủ thì bị nổi mụn cám? Em cũng thường xuyên đắp mặt nạ để sáng da và và ngừa mụn cám. Thường em matxa thì thấy đỡ hơn nhưng khi dùng kem thì bị mụn lại? Theo BS dùng kem vào buổi tối trước khi đi ngủ có tốt không? Thời gian gần đây em không dùng buổi tối nữa mà chuyển sang dùng buổi sáng trước khi đi làm, vậy có tốt không?

- Việc quyết định sử dụng sản phẩm dưỡng da như thế nào tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:

1. Loại da (bình thường, nhờn, khô, hỗn hợp, nhạy cảm)

2. Thành phần hoạt chất của sản phẩm

3. Đặc thù công việc của mỗi người (môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, đi nắng nhiều, thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, trong môi trường nhiều hạt dầu như nấu ăn…)

4. Các bệnh l‎ý‎ của da đang hiện mắc (mụn trứng cá, nám, teo mỏng da…)

Bạn nên tư vấn cẩn thận trước khi dùng bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào. Sản phẩm dưỡng da ban ngày thường chứa những hoạt chất giữ ẩm, chống nắng, săn chắc da, các chất chống oxy hóa… Sản phẩm dưỡng da ban đêm thường chứa các hoạt chất săn chắc da, các chất chống oxy hóa, lột da nhẹ, làm sáng da… Do đó không phải nếu dùng ban đêm không hợp thì có thể chuyển sang ban ngày một cách tùy ‎ý!

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS LÊ THÁI VÂN THANH (giảng viên bộ môn da liễu ĐH Y dược TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên