23/03/2010 03:22 GMT+7

Làm thủ tục nhận con nuôi sau 10 năm?

H.V.P.
H.V.P.

TT - Cách đây hơn mười năm, gia đình tôi nhận nuôi hai trẻ là hai chị em ruột vào hai thời điểm khác nhau, một trẻ nhận nuôi lúc 3 tháng tuổi và một trẻ lúc 9 tháng tuổi.

Trả lời:

1) Về đăng ký khai sinh: theo các điều 10, 13, 14, 15, 43, 45 nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 thì do được mẹ hai trẻ ủy quyền nên ông được đi đăng ký khai sinh quá hạn cho hai trẻ. Thủ tục gồm:

- Giấy chứng sinh nếu trẻ được sinh tại cơ sở y tế. Nếu trẻ không sinh ở cơ sở y tế thì ông nộp văn bản xác nhận của người làm chứng, nếu không có người làm chứng thì nộp giấy cam đoan về việc sinh là có thật.

- Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có đăng ký kết hôn).

- Giấy ủy quyền đi đăng ký khai sinh có công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ hoặc tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha (nếu không xác định được nơi cư trú

của người mẹ) hoặc tại UBND cấp xã nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế (nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha).

Nếu các giấy tờ trên đều hợp lệ, ông sẽ được nhận một bản chính giấy khai sinh và được nhận cả bản sao giấy này nếu ông yêu cầu.

2) Về thủ tục nhận con nuôi:

Theo điều 68, 69 Luật hôn nhân và gia đình, việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện: trẻ được nhận nuôi phải từ 15 tuổi trở xuống, trừ trường hợp là thương binh, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, làm con người già yếu cô đơn. Người nhận con nuôi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi...

Ông cần trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho UBND cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi. Hồ sơ gồm:

- Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi theo mẫu quy định (giấy này phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có ý kiến của người con nuôi);

- Bản sao giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.

Trong thời hạn không quá năm ngày (hoặc kéo dài thêm không quá năm ngày nếu phải xác minh thêm), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ nếu xét thấy việc nhận nuôi con nuôi có đủ điều kiện theo quy định thì UBND cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi cho ông. Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì cũng phải có mặt.

Theo khoản 2, điều 28 nghị định 158, nếu giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh của con nuôi thì UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của con về việc thay đổi phần khai này. Bản chính và bản sao giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới.

Hộp thư Trang Pháp luật và cuộc sống đã nhận được bài cộng tác, phản hồi, thư thắc mắc của các bạn đọc sau:

Văn Trường, Mai Anh Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Vy, Nguyen Thi Kim Ngoc, Nguyen Van Minh, Thu Minh, Nguyễn Bá Trực, Ngô Trúc Mai, Phạm Đặng Quốc, Phat Luu, Võ An Thanh, Pham Anh Tuan, Truong Phi Hai, Lê Chí Thành, Nguyễn Tấn Thọ, Hong Ky, Trần Trung Hiếu, Lê Quang Hòa, Trần Thái Bình, Trịnh Anh, Vu Truong, Mã Vĩnh Thành, Lê Nguyên Khang, Lê Thiện Nhân, tranvanhai, Nguyen Tan An, Bùi Tuấn Khanh, Nguyễn Thông, Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Khắc Quyền, Hue Tam, Bui Thanh Hang, Trần Thanh Nghĩa, Nguyen Thi Hanh, Nguyễn Thị Thùy Biên, Le Trong Dat, Nguyễn Thanh Việt, Nguyễn Thanh Thủy, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Hữu Trí, Vuong Thanh Chung, Cao Trường Chinh, Nguyễn Hữu Phương Thảo.

Xin cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của bạn đọc.

H.V.P.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên