23/10/2009 22:44 GMT+7

Chim ác là cũng biết "khóc" đồng loại

HẢI DƯƠNG (Theo Daily Mail)
HẢI DƯƠNG (Theo Daily Mail)

TTO - Một nhà khoa học Mỹ khẳng định chim ác là cũng biết thương xót và có nghi thức riêng tiễn biệt những đồng loại chẳng may mất mạng.

Chim ác là cũng biết "khóc" đồng loại

TTO - Một nhà khoa học Mỹ khẳng định chim ác là cũng biết thương xót và có nghi thức riêng tiễn biệt những đồng loại chẳng may mất mạng.

ImageView.aspx?ThumbnailID=370333
Chim ác là - Ảnh: Daily Mail

Với những hành vi hung dữ và thói quen bắt gà con, chim ác là gây ấn tượng không đẹp với con người. Nhưng tiến sĩ Marc Bekoff - một chuyên gia về hành vi động vật của Đại học Colorado (Mỹ) - từng chứng kiến 4 con chim ác là đứng bên cạnh xác một đồng loại với bộ dạng ủ rũ.

“Một con tiến tới và mổ nhẹ vào xác bạn rồi lùi lại. Một con khác cũng làm tương tự. Sau đó một con bay đi rồi mang về vài cọng cỏ. Nó đặt cỏ bên cạnh xác đồng loại. Một con khác cũng làm như vậy. Thế rồi cả bốn con đứng yên vài giây và từng con một bay đi”, Bekoff kể.

Sau khi Bekoff đưa câu chuyện trên lên tờ Emotion, Space and Society, ông nhận được email của nhiều người nói họ từng chứng kiến cảnh tượng quạ và ác là tiễn biệt đồng loại chết.

Phát hiện của Bekoff có thể làm dấy lên tranh cãi về việc con người có phải là sinh vật duy nhất có cảm xúc phức tạp hay không. Nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm thấy bằng chứng về nghi thức đưa tang ở khỉ đột, hành vi thông cảm với đồng loại ở chuột và tình bạn ở mèo.

“Chúng ta không thể biết suy nghĩ hay cảm xúc của chúng, nhưng nếu ai đó từng chứng kiến nghi thức tiễn biệt của ác là, họ chắc chắn sẽ tin rằng những con chim đang tiễn biệt bạn của chúng”, Bekoff viết trên tạp chí Emotion, Space and Society.

Bekoff khẳng định voi cũng biết thông cảm với đồng loại. Vị tiến sĩ kể rằng trong một lần theo dõi một đàn voi ở Kenya, ông nhận thấy có một con bị què chân nên nó đi rất chậm. “Cả đàn voi cũng bước chậm và liên tục dừng lại để chờ con voi không may mắn. Mỗi khi dừng lại chúng đều nhìn quanh để cảnh giới. Cảnh tượng ấy khiến tôi kết luận rằng những con voi khỏe mạnh trong đàn rất quan tâm và thông cảm với con bị què”, Bekoff nhận xét.

Những người phản đối quan điểm của Bekoff cho rằng ông đã cố tình nhân cách hóa những hành vi của động vật, tức là gán cho chúng những cảm xúc mà chúng không có. Nhưng vị tiến sĩ lập luận rằng các dạng cảm xúc phát triển ở con người và động vật vì chúng làm tăng cơ hội sống sót của các cá thể. “Phủ nhận sự tồn tại của cảm xúc ở động vật là hành vi không phù hợp với khoa học chân chính”, ông nói.

HẢI DƯƠNG (Theo Daily Mail)

HẢI DƯƠNG (Theo Daily Mail)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên