08/10/2004 22:58 GMT+7

Người Hà Nội 120 năm trước (*)

NGUYỄN CÔNG HOAN (Trích từ sách Nhớ và ghi về Hà Nội, NXB Trẻ)
NGUYỄN CÔNG HOAN (Trích từ sách Nhớ và ghi về Hà Nội, NXB Trẻ)

TT - Ngày 14-7 là ngày kỷ niệm Cách mạng Pháp thành công năm 1789. Ta gọi là Tết Chính trung, hoặc Tết Tây. Ngày này, các quan ta góp tiền, mua đồ, để đến tết quan sứ. Chúng mở hội cho công chúng dự.

QX1xgwnZ.jpgPhóng to
Con đường Hà Nội
TT - Ngày 14-7 là ngày kỷ niệm Cách mạng Pháp thành công năm 1789. Ta gọi là Tết Chính trung, hoặc Tết Tây. Ngày này, các quan ta góp tiền, mua đồ, để đến tết quan sứ. Chúng mở hội cho công chúng dự.

Nhiều trò thật đểu như liếm chảo (dán xu và hào vào lòng chảo, ai liếm được thì lấy), lấy được tiền thì mặt nhọ nhem. Đập nồi là treo ba, bốn chiếc nồi lên một cái xà bắc ngang đường. Có cái nồi đựng tiền, nhưng có cái nồi đựng tro, có cái nồi đựng nước (thấy nói là nước giải). Ai đập nồi thì phải bịt mắt lại, ngồi trên xe, anh xe kéo qua đó thì người ấy cầm gậy vụt vào nồi.

Thường thì vụt không trúng hoặc phải cái nồi không đựng tiền... Còn những trò như leo cột mỡ (để lấy đồ đạc treo ở trên như cái ô, đôi giày, hoặc có khi bọc không có gì). Leo lại tụt, tụt lại leo, cứ như vậy mãi. Người leo tranh nhau lên trước, đạp nhau tụt xuống... Công chúng cười mà không biết xấu hổ.

Trò chạy ếch là trò để năm sáu con ếch trên xe cút kít. Năm sáu xe chạy thi nhau, ai tới đích trước mà còn nguyên số ếch thì được giải. Trong khi chạy ếch nhảy lung tung, cứ phải dừng lại để bắt. Nhưng được con này thì con khác lại nhảy mất.

Toàn những trò chơi hạ cấp như vậy.

9YDxppo9.jpgPhóng to
Con gái Hà Nội
* Phụ nữ xưa đội nón rộng như hình cái mẹt, ở giữa là cái khua, vừa khổ đầu, quai nón thít dưới cằm. Không ai đội nón chúp như bây giờ. Nón chúp lợp lá lụi hoặc lá già, là nón của người lao động. Một dạo gọi là nón cu-li xe.

Người giàu đội nón lợp lá dứa, gọi là nón dứa, có cái chóp bạc, vàng hoặc đồi mồi. Cũng có cái chóp bằng đồng. Sang nữa thì là nón lông, lợp bằng lông màu trắng, màu đen. Thời tối tân của nón là lợp bằng liège (gỗ nút chai).

Từ ngày Khải Định ra Bắc, các quan tuần thấy vua đội nón lợp dạ vàng cũng bắt chước lợp nón bằng dạ màu lam, đính tứ li bằng đồng.

7ukCD9w4.jpgPhóng to

Hà Nội, người bán heo

38V3tPm7.jpgPhóng to
Xử trảm (trong quyển hồi ký, bác sĩ Hocquard nói rằng người Pháp gọi những người chống Pháp là "giặc cướp" (pirate); ông cũng nói ông rất phục những người này vì sự can đảm phi thường của họ. Ông đã có dịp chứng kiến một "giặc cướp" ung dung ra pháp trường không một vẻ sợ hãi - chú thích của Nguyễn Tấn Lộc)
3bZBEhqs.jpgPhóng to arVqfUpS.jpg
Hà Nội, người giã gạo Chợ bán kim chỉ
LOCV1oZz.jpgPhóng to bezRODbk.jpg
Một vụ xử "giặc cướp" tại nhà khâm sứ Hà Nội Quan tổng đốc Hà Nội và đoàn tùy tùng vào ngày 14-7-1884

-----------------------

(*) Cảm ơn anh Trần Quang Đông (Na Uy) và anh Nguyễn Tấn Lộc (Pháp) đã sưu tầm và lưu giữ những hình ảnh này.

NGUYỄN CÔNG HOAN (Trích từ sách Nhớ và ghi về Hà Nội, NXB Trẻ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên