21/12/2005 05:23 GMT+7

Hành trình Nguyễn Hữu Thọ: Cha tôi

Nữ ký giả Pháp MADELEINE RIFFAUD
Nữ ký giả Pháp MADELEINE RIFFAUD

TT - Mới bảy tuổi, tôi đã xa ba. Dù đã 45 năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in buổi tối hôm ấy, giữa lúc gia đình đang dùng bữa cơm chiều thì một toán cảnh sát hùng hùng hổ hổ ập vào nhà bắt ba dẫn đi trước sự lo lắng của mọi người trong nhà.

gSMc1PSt.jpgPhóng to

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và con trai Nguyễn Hữu Châu - Ảnh tư liệu

TT - Mới bảy tuổi, tôi đã xa ba. Dù đã 45 năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in buổi tối hôm ấy, giữa lúc gia đình đang dùng bữa cơm chiều thì một toán cảnh sát hùng hùng hổ hổ ập vào nhà bắt ba dẫn đi trước sự lo lắng của mọi người trong nhà.

Kỳ 1: Sự chọn lựa của người trí thức Kỳ 2: Mặt trận giữa lòng địch Kỳ 3: Người đi đến cuối con đường

Từ đó, những ngày chủ nhật, tôi không còn được ba dẫn đi xem chiếu bóng, đi sở thú, hay về Bến Lức thăm quê, ra Vũng Tàu tắm biển... nữa. Ngược lại, tôi theo mẹ vào thăm ba ở bót Catinat, rồi ở khám Lớn. Thấy ba ăn ở kham khổ, tôi hỏi:

- Sao ba không về nhà cho sướng, ở đây làm gì cho cực vậy?Ba xoa đầu tôi, bảo:- Mai sau lớn lên, con sẽ hiểu ba.Được ba cưng, tôi đòi:- Chủ nhật này, ba về dẫn con đi xem phim, nghen ba. Ở rạp Casino đang chiếu phim BạchTuyết và bảy chú lùn, hay lắm đó.Vẻ mặt ba thoáng buồn, nhưng ba cố giấu nó đi bằng một nụ cười gượng gạo:- Chưa được đâu, con. Để một dịp khác, ba sẽ dẫn con đi xem phim và đãi con một chầu kem sầu riêng có chantilly mà con vẫn thích.Tôi vẫn không chịu, mặt phụng phịu, tỏ vẻ dỗi hờn. Ba vẫn dịu dàng dỗ dành, nhắc lại câu ba nói khi nãy:- Mai sau lớn lên, con sẽ hiểu ba.Đến khi viên cai ngục báo hết giờ thăm nuôi, ba tiễn mẹ và tôi ra về, mặt ba buồn hơn mọi lần.

Rồi ba bị đày đi một nơi nào đó thật xa, nghe nói tận ngoài biên giới (sau này lớn lên, nhìn vào bản đồ tôi mới biết đó là Mường Tè). Suốt hai năm trời, mẹ và tôi không gặp ba, vì đường sá xa xôi cách trở. Vắng ba, gia đình tôi gặp biết bao khó khăn. Bệnh của má ngày càng trở nặng, vì má quá buồn và quá lo cho ba.

Khi ba bị đưa về quản thúc ở Sơn Tây, má còn bệnh. Bà dẫn tôi cùng chị Trân, bé Thủy ra thăm ba. Bé Thủy năm ấy mới lên ba. Bé sinh ra chỉ được mấy tháng thì ba bị bắt, nên bé không nhớ mặt ba. Gặp bé, ba mừng lắm, đưa tay ra bế nhưng bé không chịu. Ba ôm bé vào lòng dỗ dành, nhưng bé vẫn khóc thét lên. Ba phải trả bé lại cho bà, mặt buồn rười rượi. Năm ấy tôi mới chín tuổi, còn ngây thơ quá, chưa hiểu vì sao ba buồn. Song trí nhớ non nớt của tôi còn in đậm nét mặt của ba hôm đó...

Vài tháng sau, ba được trả tự do. Gia đình sum họp. Bệnh của má dần dần thuyên giảm. Bé Thủy dần dần làm quen với ba, chịu cho ba bồng. Ba vui hẳn lên.

Nhưng chẳng bao lâu sau, tai họa lại đổ ập xuống. Ba lại bị bắt. Tôi lại đi thăm nuôi ba ở bót Gia Định, rồi ở khám Chí Hòa. Ba bị đưa đi quản thúc ở Hải Phòng, rồi bị “an trí” ở Phú Yên, bị đưa ra tòa ở Nha Trang. Tôi ra tận ngoài Trung để thăm nuôi ba.

Chế độ lao tù của Mỹ - Diệm thật nghiệt ngã. Chú Nguyễn Văn Dưỡng bị tra tấn, ngã bệnh rồi qua đời. Ba cũng bị đánh đập, ăn uống lại thiếu thốn, có lúc tưởng không qua khỏi, may nhờ một chú y tá tận tình cứu chữa, cơn hiểm nghèo được vượt qua. Và tôi còn nhớ mãi cảnh địch buộc phải đưa ba từ Củng Sơn dẫn về Tuy Hòa chữa trị; trên xe đò, ba nằm trên võng, tôi ngồi bên cạnh. Má trước đây được ba chăm sóc nên bệnh tình đỡ trông thấy. Nay ba đi rồi, các con còn nhỏ dại, má buồn lo nên bệnh ngày càng trầm trọng.

Trong đời làm báo của tôi, tôi gặp gỡ không ít các lãnh tụ chính trị, nhưng tôi phải thừa nhận rằng ít có người có tấm lòng yêu nước thương dân một cách chân thành và sâu sắc như luật sư Nguyễn Hữu Thọ.

Ông là biểu tượng của cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập thống nhất của đất nước, vì tự do hạnh phúc của đồng bào mình. Mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của ông đều hướng đến những mục tiêu cao cả đó. Ngoài ra ông chẳng toan tính gì riêng cho cá nhân và gia đình mình. Ông có những đức tính rất quí: khiêm tốn, giản dị, nhân hậu, dễ gần gũi với mọi người. Nói tóm lại, luật sư nêu một tấm gương sáng cho những người đương thời với ông và cả cho thế hệ mai sau.

Nhà mướn, bị chủ đòi lại. Các con phân tán mỗi người một nơi. Cậu Năm đưa má vào nhà dưỡng lão ở Thị Nghè, sống thui thủi một mình.

Một năm sau, được người quen cho mượn một món tiền, chúng tôi mướn một căn nhà nhỏ trong một con hẻm sâu ở đường Chi Lăng (nay là đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận) để mẹ con chung sống với nhau. Tuy cuộc sống vẫn còn hết sức chật vật, chị Trân và tôi tuy mới 14, 15 tuổi đã phải dạy kèm để phụ giúp gia đình, nhưng gia đình được sum họp, thế là vui rồi.

Lớn lên trong một hoàn cảnh như vậy, tôi sớm phân biệt đâu là tốt đâu là xấu, nhận thức phải đấu tranh để xóa bỏ áp bức bất công.

Đầu năm 1961, tôi ra Phú Yên thăm ba. Thấy ba xanh xao, ốm yếu, tôi rất thương ba. Tôi nói: - Bây giờ thì con đã hiểu vì sao ba từ bỏ cuộc sống sung túc của một luật sư có tên tuổi ở Sài Gòn, hi sinh hạnh phúc cá nhân và gia đình để lao vào cuộc chiến đấu.Ba ôm tôi, nói:- Ba rất mừng vì con đã hiểu ba. Ba đặt ở con rất nhiều kỳ vọng.

Hôm đó tôi kể cho ba nghe những tin tức về cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang của nhân dân miền Nam chống chế độ Mỹ - Diệm. Đặc biệt là tin Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN vừa mới ra đời. Ba rất vui, mặc dù lúc đó ba chưa hình dung hết ý nghĩa quan trọng của sự kiện lịch sử này. Và ba lại càng không ngờ rằng chỉ một năm sau, ba trở thành chủ tịch của tổ chức kháng chiến đó.

Mùa hè 1962, tôi thi đỗ tú tài. Trước mắt tôi mở ra nhiều con đường: một là học tiếp lên đại học, hai là kiếm một nghề nào đó phù hợp với mình để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Giữa lúc đang phân vân thì tôi nhận được thư ba từ chiến khu gửi về do một chị giao liên bí mật chuyển cho tôi. Ba chỉ viết vắn tắt vài dòng, báo tin ba vẫn khỏe và mong gặp tôi. Trong đầu tôi lúc đó hình dung ba đang chỉ huy một trận đánh như tôi thường thấy mô tả trong các tiểu thuyết lịch sử.

Không đắn đo, tôi quyết định rời bỏ cuộc sống thanh bình một cách giả tạo ở giữa Sài Gòn “hoa lệ” để - cũng như ba - dấn thân vào con đường chiến đấu.

Một buổi chiều, khi thành phố lên đèn, tôi theo giao liên đạp xe về phía ngoại thành... Ngày hôm sau, tôi đã có mặt tại một căn cứ du kích ở Củ Chi. Sau đó, theo đường dây giao liên, tôi về “R” - nơi ba đang làm việc tại căn cứ của Ủy ban trung ương Mặt trận.

Ba ôm tôi vào lòng như lúc tôi còn bé, nhắc đi nhắc lại:- Gặp lại con ở chiến khu, ba mừng lắm.

Tuy ba không nói ra, nhưng tôi hiểu rằng ba mừng không chỉ vì cha con được gặp nhau sau bao tháng năm xa cách, mà vì ba thấy tôi đi theo con đường mà ba đã và đang đi.

Ba giữ tôi lại bên ba một tuần để dìu dắt tôi đi theo con đường kháng chiến. Ba bảo đi bảo lại:- Ở chiến khu, con phải ra sức học tập, lao động và chiến đấu như mọi cán bộ chiến sĩ cách mạng, phải tập chịu đựng gian khổ thiếu thốn, sẵn sàng chấp nhận hi sinh khi cần.Ngày cuối tuần, ba nói: - Ngày mai, cha con mình sẽ tạm chia tay. Con sẽ về công tác ở Đài phát thanh Giải phóng thuộc Ban tuyên huấn do chú Trần Bạch Đằng chỉ đạo. Ba hi vọng rằng con của ba, một khi đã xác định đúng hướng đi của đời mình, sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà cách mạng giao cho.

Tối hôm đó, ba thức thật khuya, căn dặn tôi đủ điều. Ba chỉ ra những ưu khuyết điểm của tôi: có lý tưởng, nhưng đôi khi xa rời thực tế, nhiệt tình nhưng còn nôn nóng...

Trong mấy tháng đầu công tác ở Đài phát thanh Giải phóng, tôi được phân công tải gạo, tải đạn, làm rẫy, chặt cây, cất nhà, đào hầm... chứ không phải làm phát thanh viên chương trình tiếng Pháp như ba báo lúc đầu. Phải chăng ba muốn thử thách ý chí của tôi nên nhờ các bác các chú cho tôi trải qua giai đoạn lao động như thế. Tôi nhớ lời căn dặn của ba nên hoàn thành mọi công việc được giao với tất cả năng lực và nhiệt tình, không hề kêu ca...

Sau thời gian thử thách, tôi được chọn làm phát thanh viên tiếng Pháp mấy năm, rồi nhiều lần thay đổi công tác theo nhu cầu của cuộc kháng chiến. Dù được giao công việc gì, tôi vẫn làm theo lời ba dạy, nhờ vậy tôi được các đồng chí trong cơ quan bình bầu là chiến sĩ thi đua nhiều năm liền, được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng.

Tuy cơ quan của ba không xa cơ quan của tôi là mấy nhưng ba và tôi thỉnh thoảng mới gặp nhau. Lúc nhớ nhau, ba chỉ viết thư thăm hỏi, động viên.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, tuy lúc này tôi đã lớn nhưng ba vẫn dặn dò khuyên nhủ. Ba nói:- Hoàn cảnh mới có những khó khăn mới, cám dỗ mới. Cần phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, kiên định lập trường để không bao giờ sa ngã. Con hãy ghi nhớ lời ba dặn.

Vào cuối đời, ba vẫn sống giản dị, thanh đạm trong căn nhà do Nhà nước cấp, không có tài sản riêng tư nào đáng giá. Chỉ có điều ba băn khoăn và tâm tình với tôi là ba ân hận do hoàn cảnh không lo cho má được nhiều.

Ba cho tôi một di sản vật chất nghèo nàn, nhưng để lại một di sản tinh thần vô cùng phong phú: đó là một cuộc sống khiêm tốn, trong sạch, biết hi sinh vì nghĩa lớn, không khuất phục trước cường quyền, không sa ngã trước tiền tài danh lợi.

Xin cám ơn ba, ba kính yêu của tôi, vì ba không chỉ cho tôi một hình hài, mà còn cho tôi cả một lý tưởng: lý tưởng vì độc lập của Tổ quốc, vì dân chủ và hạnh phúc của nhân dân.

Nữ ký giả Pháp MADELEINE RIFFAUD
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên