22/07/2014 17:17 GMT+7

Cách chúng ta làm du lịch vẫn còn manh mún

congdanviet85
congdanviet85

TTO - TTO xin đăng bài viết của bạn đọc congdanviet85 email đến Tuổi Trẻ Online bày tỏ ý kiến của mình về thực trạng tổ chức hoạt động du lịch vẫn còn manh mún ở Việt Nam sau khi đọc bài viết Điểm nhấn cho du lịch ĐBSCL.

lQdk5YMp.jpgPhóng to
Du khách Việt tại thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam - ảnh: A.C

Điểm nhấn cho du lịch ĐBSCL

Tuy du lịch là ngành mũi nhọn, dễ kiếm tiền hơn nhiều ngành khác nhưng với cách làm thiếu hệ thống và kiểu luộm thuộm tự phát, không năng động thì chúng ta chỉ bắt được con tép, chứ không bắt được con cá rô, đừng nói là con cá lớn khác.

Trong khi ngành du lịch ở một số nước như Malaysia hằng năm, tổ chức thường xuyên các chương trình khuyến mãi để thu hút du khách quốc tế. Nước này cùng lúc tổ chức hai sự kiện giảm giá lớn là Lễ hội mua sắm giảm giá 1 Malaysia (1Malaysia Mega Sale Carnival) và Mùa mua sắm hợp nhất 1 Malaysia (1Malaysia Unified Sale) vào dịp hè từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9.

Bên cạnh đó còn có hàng loạt sự kiện như Tuần lễ thời trang Kuala Lumpur; mua sắm miễn phí với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ MasterCard cùng nhiều chương trình khuyến mãi của các hãng hàng không, khách sạn...

Hồng Kông mỗi năm có hai mùa giảm giá từ mua sắm cho đến nhà hàng, khách sạn, hàng không...

Còn Singapore và Thái Lan đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành từ hàng không, khách sạn - nhà hàng, lữ hành, thương mại... để tổ chức các mùa khuyến mãi du lịch lớn.

Trong khi đó, Việt Nam chúng ta, như chính một quan chức đã thừa nhận: Việt Nam sự thiếu gắn kết, phối hợp giữa các ngành liên quan đến du lịch khiến chúng ta không thể tổ chức được một sự kiện nào tương tự. Ví dụ như: chúng ta có nhiều danh lam thắng cảnh. Chẳng hạn vịnh Hạ Long xứng đáng là một khu di sản sinh thái, di sản thiên nhiên có một không hai trên thế giới. Nhưng vừa qua, trong năm 2012 đã có hai vụ đắm tàu do chúng ta không đảm bảo được chất lượng tàu thuyền ra vịnh, dịch vụ và môi trường khi tàu hoạt động trên vịnh. Trong bối cảnh đó thì khách nào dám đến."

Chúng ta không có sản phẩm du lịch chất lượng từ đầu đến cuối, bởi vì một sản phẩm như vậy không chỉ thể hiện ở thiên nhiên mà còn qua sự phục vụ, hoạt động thân thiện môi trường, hành xử của người dân, của người làm kinh doanh... để tạo ra một không gian hấp dẫn, thoải mái. Các nước khác có chiến lược và thật sự có sản phẩm du lịch thì không những hút khách tới mà họ đã đến là sẽ đến lần nữa.

Phần lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam một lần là không muốn quay lại lần nữa. Đó là điều chúng ta phải lấy làm xấu hổ.

Việt Nam có cộng đồng Việt kiều ở nước ngoài ở hầu khắp các châu lục, nhưng chúng ta vẫn thiếu các hoạt động kết nối với cộng đồng này để quảng bá du lịch Việt Nam, giới thiệu quảng bá con người, văn hóa, lịch sử, thiên nhiên Việt Nam ra bên ngoài thông qua sự hợp tác của kiều bào thìn còn rất hạn chế.

Với gần 4,5 triệu kiều bào ở châu lục nào cũng có và năm nào cũng về Việt Nam nhiều mà không năm nào ngành du lịch tổ chức được một sự kiện mang tầm vóc quốc tế tiến tới tổ chức thường kỳ là một điều đáng tiếc.

Khi Thái Lan khủng hoảng chính trị thời gian dài, nhưng lượng khách du lịch quốc tế vẫn tăng, còn chúng ta mới chỉ có vài tên tội phạm phá hoại, mà lượng khách du lịch quốc tế đã sụt giảm, là điều phải hành động gấp, chứ ko còn chỉ là dự báo, nghiên cứu và chờ thời.

Theo bạn, ngành du lịch Việt Nam có manh mún? Đâu là những nguyên nhân du khách chưa mặn mà với chuyện đến thăm và quay lại Việt Nam? Ngành du lịch Việt Nam cần làm gì để thu hút nhiều du khách hơn nữa?

Hãy chia sẻ cùng TTO qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc bằng phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.

Trân trọng cảm ơn.

congdanviet85
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên