24/01/2014 04:15 GMT+7

Nghiệt ngã cụm từ "đang trực tiếp giảng dạy"

DŨNG PHẠM
DŨNG PHẠM

TT - “Bất công”, “không công bằng”... là những từ mà nhiều bạn đọc dùng để bày tỏ sự bức xúc trước quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Bạn đọc cũng nêu đích danh “thủ phạm” của vấn đề này chính là cụm từ “đang trực tiếp giảng dạy” được ghi trong điều 2, quyết định số 52/2013 của Thủ tướng quy định đối tượng được xét phụ cấp thâm niên.

36 năm đi dạy, nhận phụ cấp thâm niên 1,2 triệu đồng!850 giáo viên mỏi mòn chờ phụ cấp thâm niênKhóc, cười với phụ cấp thâm niên

* Tôi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được 44 năm, cũng là thời gian liên tục tôi công tác tại các trường tiểu học. Khi chi trả phụ cấp thâm niên cho tôi, BHXH tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ tính cho tôi 15 năm là giáo viên, còn 29 năm tôi làm công tác hiệu trưởng, hiệu phó thì không được tính.

Theo quy định, tiêu chuẩn để tính là “trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành” nhưng họ không hiểu hoặc không biết được hiệu trưởng, hiệu phó cũng trực tiếp làm những công tác đó. Cụ thể theo quy chế của Bộ GD-ĐT, trước năm 1975, các hiệu trưởng, hiệu phó trường cấp 1 phải trực tiếp dạy một lớp với 100% thời gian của năm học. Sau năm 1976, hiệu trưởng trường tiểu học phải dạy 2 buổi/tuần, hiệu phó phải dạy 4 buổi/tuần. Ngoài ra các hoạt động giáo dục học sinh cũng là công tác giảng dạy, thế mà họ không tính thâm niên giảng dạy cho hiệu trưởng, hiệu phó thì đúng là họ không hiểu biết những công việc của ngành GD-ĐT.

Trường hợp của tôi không phải cá biệt nên tôi tin rằng đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó đã nghỉ hưu ai cũng bức xúc với cách làm đó. Chúng tôi đã suốt đời đi theo “nghề cao quý”, đương nhiên không một ai đói rách cả, cho nên không tính toán việc ban phát hoặc xin - cho. Hơn nữa tiền phụ cấp thâm niên cũng là đồng tiền mà chúng tôi đã đóng góp trong quỹ BHXH thì không thể phân biệt hoặc ban phát.

NGUYỄN HỮU PHƯỚC (giáo viên hưu trí, TP Huế)

* Hơn 35 năm nghề giáo với bao thăng trầm, từ cán bộ phòng GD-ĐH huyện, tôi được phân công làm hiệu phó trường tiểu học gần năm năm, còn lại là dạy đến khi nghỉ hưu. Khi nghe tin được nhận phụ cấp thâm niên một lần mừng lắm vì hi vọng có một ít tiền vui tết nên lật đật làm hồ sơ kê khai nộp hơn một tháng mà chưa giải quyết! Hổng biết có được hưởng hay không? Đúng là “nỗi buồn hoa phượng”!

Năm An Nhứt

* Một đời tận tụy cho ngành giáo dục, tôi cũng là giáo viên, rồi là người quản lý mang nhiều thành tích cho trường, cho ngành. Hôm nay, tôi thật xót xa vì quyết định về trợ cấp thâm niên cho nhà giáo nghỉ hưu này. Đúng là “kẻ khóc, người cười”.

Lê Thị Quế Hương

* Thời bao cấp kinh tế khó khăn, giáo viên bỏ việc, nghỉ ốm rất nhiều nên hiệu trưởng, hiệu phó vừa làm quản lý, vừa phải dạy để học sinh khỏi thất học. Có lẽ những người làm chính sách trưởng thành trong thời kinh tế đã ổn định nên họ không biết nỗi nhọc nhằn của thế hệ chúng tôi, nên không màng đến chế độ phụ cấp thâm niên cho các bô lão khốn khó này. Rất mong lãnh đạo Bộ GD&DT lắng nghe nỗi niềm của chúng tôi mà đề xuất với Chính phủ quan tâm chế độ phụ cấp thâm niên cho các hiệu trưởng, hiệu phó về hưu có thêm chút tiền đi lại, thăm viếng nhau khi tuổi đã xế chiều và lương hưu quá ít.

Ngô Đức Bằng

* Mẹ tôi công tác trong ngành giáo dục hơn 35 năm, trong đó có bốn năm (1975-1978) giữ chức hiệu phó, hơn 31 năm còn lại trực tiếp giảng dạy cho đến lúc nghỉ hưu. Khi làm hồ sơ phụ cấp thâm niên họ thông báo rằng hồ sơ của mẹ tôi chưa được giải quyết do có thời gian làm cán bộ quản lý. Không lẽ chỉ với bốn năm “giữ chức vụ” mà mẹ tôi không được nhận phụ cấp thâm niên? Như vậy thì oan quá! Mấy hôm nay bà rất buồn! Bao nhiêu năm cống hiến, vậy mà...

Hoàng Duy

* Rất đồng ý với bài báo. Nhất là việc các thầy cô là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là những người có nhiều thành tích, phấn đấu mới được đề bạt lên chức quản lý, chứ bản thân họ trước đó cũng là giáo viên đứng lớp. Một quy định vô lý hết sức. Mong rằng sẽ có thay đổi hợp lý để các thầy cô nghỉ hưu có được những đền đáp xứng đáng.

kimchidau@...

* Tại sao người ta sẵn sàng đổ lỗi cho giáo dục khi xã hội có chuyện này chuyện nọ nhưng có ai biết những người chọn nghiệp nhà giáo đang vật lộn với chén cơm manh áo? Tại sao lãnh đạo cơ quan BHXH không kiến nghị với Thủ tướng khi nhận thấy sự bất hợp lý? Sao họ làm việc như cỗ máy vậy? Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề để tìm cách đem lại sự công bằng cho ngành giáo dục. “Có thực mới vực được đạo”, giới trẻ sẽ không thể mặn mà với con đường sư phạm khi biết rằng họ không được đãi ngộ tương xứng. Vậy sau này ai sẽ dạy con cái của chúng ta?

DŨNG PHẠM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên