16/09/2016 16:40 GMT+7

​8 tật khi căng thẳng làm tổn thương sức khỏe của bạn

Nguồn: Trung tâm truyền thông sức khỏe Trung ương
Nguồn: Trung tâm truyền thông sức khỏe Trung ương

Các chuyên gia tiết lộ cắn móng tay, xoắn các sợi tóc… những tật tưởng chừng như vô hại khi bạn đang lo lắng hay bồn chồn, sẽ vô tình tàn phá làn da, răng và nhiều bộ phận cơ thể khác của bạn.

Cắn móng tay

Cắn móng tay không chỉ là một tật xấu, nó còn là một trong những triệu chứng điển hình của căng thẳng thần kinh. Nếu việc cắn móng tay chỉ xảy ra khi bạn đang xem một bộ phim kinh dị thì chẳng đáng đưa ra bàn bạc, nhưng khi nó trở thành một thói quen thường xuyên, nó không chỉ làm hỏng móng tay mà còn làm hỏng cả vùng da xung quanh bởi vi trùng từ miệng được chuyển giao cho da và ngược lại. 

Bởi vậy, tốt nhất hãy bằng mọi cách để phá vỡ các thói quen không tốt, chẳng hạn như gắn một miếng bọc răng vào hàm trên hoặc hàm dưới; lớp bảo vệ này rất khó để nhận ra và khiến cho người đeo không thể cắn được, nhưng có thể tháo ra được lúc ăn.

Giật tóc

Xoắn và xoay một phần mái tóc bằng các ngón tay của bạn về lâu dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng tới chân tóc. Ariel Ostad, một bác sĩ da liễu tại thành phố New York chia sẻ, điều này có thể dẫn đến một khu vực sẽ bị rụng tóc tạm thời hoặc vĩnh viễn cũng như bị viêm nhiễm khu vực chân tóc. 

Nỗi ám ảnh thường xuyên vò các lọn tóc có thể là một dấu hiệu của tình trạng kiểm soát xung động tâm thần gọi là trichotillomania (một dạng rối loạn đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế được phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới yên. Vì vậy, nó cũng được xếp vào dạng bệnh nghiện và phát triển âm thầm, nếu nặng có thể dẫn đến hói đầu và viêm nhiễm trầm trọng), đòi hỏi tâm lý trị liệu và thuốc men.

Vặn cổ, khớp tay chân phát ra tiếng kêu

Lắc, xoay cổ của bạn đến khi các khớp đốt sống cổ tạo ra những âm thanh là một việc làm có cảm giác rất tốt, nhưng việc liên tục thực hiện những vận động kiểu như vậy sẽ khiến cho các dây chằng xung quanh bị tổn thương. 

Sờ vào mặt

Sờ vào mặt thường xuyên hoặc nặn mụn trứng cá khiến da tích tụ chất bẩn và hủy hoại dần tầng biểu bì trên cùng của da, tăng nguy cơ gây mụn. 

Bởi vậy đừng bóc mụn hoặc các vùng ngứa trên da. Hãy “đối xử” với chúng một cách thật nhẹ nhàng với các loại kem bôi, đặc biệt là những loại kem bôi dưỡng ẩm. Ngừng ngay việc sờ vào mặt khi bị mụn và tuân theo sự điều trị của bác sĩ da liễu.

Nghiến răng

Cắn chặt răng hay nghiến răng (bệnh nghiến răng) mỗi khi bạn bị căng thẳng có thể tàn phá mạnh mẽ tới sức khỏe răng miệng của bạn. 

Nghiến răng có thể bào mòn hoặc gây ra nứt vỡ, gây yếu thân răng và chân răng, làm cho khuôn mặt mất cân xứng hoặc có dạng vuông (do đại phì cơ cắn ở cả hai bên). 

Bên cạnh đó, thói quen nguy hiểm trên còn có thể gây hại cho khớp xương hàm dưới dạng rối loạn khớp thái dương - hàm (TMJ), là tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không còn hoạt động đúng. 

Justin Philipp, bác sĩ nha khoa ở Chandler, Arizona cho biết: mọi người cắn chặt hoặc nghiến răng như một cách để phản ứng với lại với sự căng thẳng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều dẫn đến kết quả của bệnh lý như sai lệch, mất răng hoặc hàm xô lệch. Phương pháp điều trị bao gồm chỉnh hình răng để cải thiện vết cắn và thậm chí tiêm Botox vào các cơ miệng có thể giảm số lượng lực tác động lên răng.

Liếm hoặc cắn môi

Mỗi khi bạn lo lắng và vô tình liếm hoặc cắn môi của mình sẽ làm tăng hàm lượng men tiêu hóa trong miệng. Whitney Bowe, một bác sĩ da liễu tại New York nói: các men này len lỏi vào da môi và có thể dẫn tới viêm niêm mạc môi, khiến đôi môi trở nên khô và xuất hiện những vết nứt. Hơn nữa trên môi có dính bụi và mầm bệnh nên dùng lưỡi liếm sẽ gây mất vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. 

Bởi vậy, thư giãn là một cách làm lành mạnh khi phải đối diện với những căng thẳng và hạn chế đến mức thấp nhất những thói quen làm đau cơ thể bạn như vậy.

Nhai kẹo cao su

Không chỉ làm phiền đồng nghiệp bởi những tiếng tóp tép khó chịu, việc nhai kẹo cao su thường xuyên cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ lạm dụng quá mức sự vận động của cơ hàm. 

BS. Justin Philipp, hành nghề nha khoa ở Chandler, Arizona cho biết: kẹo cao su sẽ mang tới rất nhiều vấn đề, chủ yếu là các bệnh tiêu hóa. 

Sorbitol, một chất làm ngọt nhân tạo, sẽ tạo ra một sự khó chịu tới tác dụng nhuận tràng như mất cảm giác thèm ăn, tăng tiết dịch vị và nước bọt trong khi không có thức ăn gây dư thừa a-xít và viêm loét dạ dày nếu như ăn quá 18 tới 20 thanh kẹo cao su mỗi ngày. 

Bên cạnh đó, nuốt không khí dư thừa trong khi nhai cũng làm tăng nguy cơ đầy hơi của dạ dày. 

Vì vậy, thay vì nhai kẹo cao su, hãy thử một cái gì đó lành mạnh hơn, như uống nước chẳng hạn để xóa tan căng thẳng.

Cắn đuôi bút chì, bút mực

Vi trùng, vi rút có mặt khắp mọi nơi và bút chì, bút mực cũng không là ngoại lệ. Vi trùng có thể ẩn nấp vào bút, nên thói quen ngậm bút có thể đặt bạn vào tình huống bị vi rút xâm nhập vào đường miệng, mang tới những tác nhân gây các bệnh khó chịu bao gồm cả virut cảm lạnh. 

Ted Myatt, Giám đốc tại trường đại học Rhode Island cho biết: một người bị nhiễm bệnh có thể có vi rút trên ngón tay của mình và chúng lây lan thông qua bút viết cũng như bàn phím của máy tính và điện thoại. Không những thế, thói quen ngậm đầu bút bằng 2 hàm răng còn có thể làm hỏng răng, gây tổn thương những mô mềm và nướu răng trong miệng.

Nguồn: Trung tâm truyền thông sức khỏe Trung ương
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên