21/09/2005 20:04 GMT+7

5 kinh nghiệm trong tranh cãi vợ chồng

Theo Phụ Nữ TP.HCM
Theo Phụ Nữ TP.HCM

Hai vợ chồng bạn thường xuyên cãi vặt và thỉnh thoảng bùng nổ to hơn... là chuyện thường gặp của đa số các cặp vợ chồng.

8ozLVHCk.jpgPhóng to

Thay vì dàn xếp ổn thoả, bạn lại cứ để mặc cuộc tranh luận sôi sục hơn đến lúc mỗi người bỏ đi một ngả?

Dưới đây là 5 gợi ý nhỏ cung cấp thêm cho bạn một số kinh nghiệm trong việc quan hệ, xử trí những khúc mắc “khó chịu” và nguy hiểm này.

1. Đừng đi ngủ nếu cả hai vẫn còn “nặng” tâm trạng:

Cả hai nên giải quyết xong những hiểu lầm, những vấn đề tranh cãi và cùng đi đến những thoả thuận chung rồi mới vào giường ngủ. Điều quan trọng là lúc này cũng không cần ép buộc cả hai phải lấy lại tình cảm yêu đương bằng tình dục. Làm sao có thể có ngay những xúc cảm ấy khi vừa mới bị tổn thương nặng nề, hoặc nếu có thì chúng cũng miễn cưỡng hay nhợt nhạt.

Có thể chỉ cần vài cử chỉ dịu dàng như ôm ghì, hôn nhẹ. Bằng cách này chiến tranh hầu như lắng hẳn và cả hai sẽ có một giấc ngủ ngon. Nếu không giải quyết theo hướng này, những cảm giác nặng nề, những tình cảm bị tổn thương sẽ càng nặng nề hơn nếu bạn không giải quyết và kéo dài tới tận hôm sau.

2. Hãy làm một cử chỉ trìu mến, thân thiện:

Khi cả hai người đang tranh cãi kịch liệt, và bạn muốn có chút phút “giải lao”? Hãy hỏi chàng/nàng muốn uống một tách cà phê hay ăn một chút trái cây nào không và bạn hãy làm. Những cử chỉ này sẽ làm giảm cơn giận cũng như cường độ nóng bỏng của cơn thịnh nộ, đặc biệt cũng khơi gợi tình thương yêu giữa hai người. Đó cũng là một cử chỉ, một ám hiệu “cờ trắng” và chàng/nàng sẽ dịu lại ngay.

3. Thành thật xin lỗi nếu như bạn đã làm tổn thương chàng/nàng:

Nếu như trong lúc “cao trào” bạn đã lỡ nói hay làm một việc gì đó làm tổn thương đến đối phương, bạn hãy xin lỗi. Việc này không có nghĩa là bạn đã có lỗi trong mọi sự việc. Theo cô Sharyn Wolf, tác giả quyển sách How to stay lovers for life: “Xin lỗi là bước khởi đầu tốt đẹp cho những cuộc thảo luận thật sự. Bạn đã bước một bước đầu tích cực, đối phương sẽ chịu lắng nghe hơn điều bạn nói”.

4. Tạm hoãn điều chỉnh những việc lớn:

Nếu lý do hai người tranh cãi là một vấn đề lớn, quan trọng đòi hỏi phải có một quyết định sáng suốt, chín chắn... chẳng hạn như bạn có chịu nhận một công việc đòi hỏi phải chuyển chỗ ở... thì hãy cho chút thời gian để suy nghĩ, phân tích cặn kẽ hơn. Những quyết định này cần những đầu óc tỉnh táo, sáng suốt để quyết định chứ không phải là lúc để cãi vả ầm ĩ lên.

Hơn lúc nào hết, bạn cần có thời gian tạm hoãn việc tranh cãi, lắng nghe và phân tích những lý lẽ hợp lý. Bạn có thể nhờ đến những chuyên viên tư vấn để giúp đỡ nếu cần.

5. Đừng chơi tỷ số:

Đừng phân định rạch ròi kẻ thắng người thua, hay hơn thua nhau bao nhiêu lần. Dĩ nhiên trong một cuộc tranh cãi ai cũng mong mình là người thắng, nhưng hãy nhớ rằng mục tiêu chính là để hiểu nhau hơn và để xây dựng một mối quan hệ lâu dài.

Theo Phụ Nữ TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên