27/12/2007 22:50 GMT+7

10 khám phá khảo cổ học tiêu biểu năm 2007

NGỌA LAN (Theo China.com)
NGỌA LAN (Theo China.com)

TTO - Tạp chí Khảo cổ học, một ấn bản của Viện Khảo cổ học Hoa Kỳ, đã chọn ra 10 khám phá khảo cổ học quan trọng nhất năm 2007.

Đài thiên văn năng lượng mặt trời ở Chankillo (Peru)

0vGC7Uvz.jpgPhóng to

Nhiều du khách đã chú ý đến 13 ụn đá nhô lên trên sa mạc ven biển Peru kể từ thế kỷ 19. Nhưng chỉ mới đến năm nay người ta mới khám phá ra ý nghĩa của cấu trúc này: chúng tạo nên một đài thiên văn năng lượng mặt trời phức tạp, một trong những phát kiến độc đáo nhất ở châu Mỹ.

Phiến đá Nebo-Sarsekim ở viện bảo tàng Vương quốc Anh

uHQtjJr4.jpgPhóng to

Trong khi phân tích những phiến đá khắc chữ chưa được giải mã từ thành phố Sippar, Babylon - đang được lưu trữ tại Viện bảo tàng Anh quốc - nhà khảo cổ học người Úc Michael Jursa đã phát hiện ra những ẩn ý thuộc về Thánh Kinh trên một phiến đá.

Nó kể về chuyện một hoạn quan tên Nebo-Sarsekim đã quyên góp một lạng rưỡi vàng cho một đền thờ có tên trong Kinh Thánh.

Khả năng sử dụng công cụ của loài tinh tinh cổ

rjSkBmSZ.jpgPhóng to

Một nhóm các nhà khảo cổ, đứng đầu là Julio Mercader thuộc trường ĐH Calgary, đã tìm thấy những chiếc búa đá được loài khỉ có dáng như người, sống cách đây 4.300 năm, dùng để đập vỡ những quả hạch.

Qua phân tích phấn hoa rơi vãi trên các tảng đá, nhóm này phát hiện có 5 loại quả hạch đã được đập bằng những công cụ này, 4 trong số đó con người không ăn được.

Đô thị hóa ở vùng tell Brak (Syria)

lmWQ9988.jpgPhóng to

Các nhà khảo cổ từ lâu luôn tin rằng các thành phố cổ nhất thế giới nằm dọc những bến sông màu mỡ ở vùng Mesopotamia phía nam, ngày nay là Iraq. Ở đó, trên một vùng đất trù phú, những vị vua quyền lực bắt đầu bắt thần dân của mình chung sống với nhau cách đây khoảng 6.000 năm. Họ cũng nghĩ rằng các thành phố sau đó trải dài qua vùng Cận Đông.

Nhưng tháng 8 vừa qua, nhà khảo cổ học Jason Ur thuộc ĐH Harvard và hai đồng nghiệp người Anh đã nảy ra những suy nghĩ khác. Họ tiến hành những cuộc khảo sát trên diện rộng và những mẩu gốm vỡ được thu thập tại khu vực Tell Brak, miền bắc Syria, đã chứng tỏ rằng một thành phố cổ đã mọc lên ở đó vào đúng thời điểm những trung tâm đô thị đầu tiên xuất hiện ở vùng Mesopotamia, nhưng phát triển theo một mô hình rất khác.

Theo Ur, "đô thị hóa không phải chỉ là quá trình diễn ra ở một nơi rồi khuyếch tán ra những nơi khác”.

Lismullin Henge, Tara (Ireland)

7dDWIxru.jpgPhóng to

Đầu năm 2007, khi đang tiến hành nghiên cứu trên một con đường gây nhiều tranh cãi gần làng Lismullin, Ireland, các nhà khảo cổ đã bắt gặp một khoảng đất mang dấu tích Thời kỳ đồ sắt.

Hiện trường 2.000 năm tuổi này chỉ cách đồi Tara, nơi đóng đô của các vị vua Ireland cổ đại 1,6km. Phát hiện này gợi cho các nhà khoa học một hướng đi mới: khu vực này ắt hẳn có một tổ hợp của những tượng đài cổ.

Loài gà Polynesia ở Chile

b1Ex4FTn.jpgPhóng to

Nhiều học giả từ lâu cho rằng người Tây Ban Nha đã mang đến cho thế giới loài gà cùng với những gia súc khác như ngựa, heo… Nhưng hiện nay, kết quả xác định niên đại và phân tích DNA từ xương gà được khai quật tại một hiện trường ở Chile cho thấy cư dân Polynesia đã đem loài gà đến vùng duyên hải phía Tây của Nam Mỹ trước khi châu Âu được khai phá.

Hộp sọ người Homo habilisHomo erectus (Kenya)

i0AuC2Jn.jpgPhóng to

Mối quan hệ giữa người Homo habilisHomo erectus vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Một vài nghiên cứu gần đây ở vùng gần hồ Ileret (Kenya) đã đưa ra kết luận rằng: Homo erectus (còn gọi là “người đứng thẳng”, tồ tiên của loài người hiện đại) có nguồn gốc từ Homos habilis (còn gọi là “người khéo tay”). Homos habilis được cho là loài thuộc giống người biết sử dụng công cụ đá sớm nhất.

Quần thể Angkor (Campuchia)

rfS88kIG.jpgPhóng to

Là kinh đô của người Khmer, phát triển triển thịnh vượng nhất vào khoảng thế kỷ thứ 9 và 15, quần thể Angkor của Campuchia là một trong những công trình được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trên thế giới. Thế nhưng nhiều dấu chấm hỏi vẫn được đặt ra xung quanh công trình vĩ đại này, người ta vẫn thắc mắc về sự sụp đổ của triều đại Khmer một thời hoàng kim.

2007 là năm đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi bí ẩn này, một dự án nghiên cứu 10 năm đã cho kết quả: sự sụp đổ của thành phố thời tiền công nghiệp hóa đã gây nên bởi những áp lực về môi trường như dân số quá đông và nạn phá rừng trầm trọng.

Hạt giống cây bí (Peru)

8HhmBMRT.jpgPhóng to

Nghiên cứu mới đây của Tom Dillehay, thuộc ĐH Vanderbilt ủng hộ ý kiến cho rằng nền nông nghiệp bắt đầu trong thế giới mới không lâu sau khi nó xuất hiện lần đầu tiên trong thế giới cổ đại. Hạt giống loài bí đã giúp Dillehay chứng minh nhận định này.

Hiện trường Clovis (Bắc Mỹ)

UyogQUSn.jpgPhóng to

Phương pháp xác định niên đại theo những tài liệu mới nhất cho hay văn hóa thời Clovis, Bắc Mỹ đã xuất hiện về sau này và tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn những gì người ta đã nghĩ. Nghiên cứu này đã phá tan hoài nghi của nhiều người về những di vật Clovis đã đang gây tranh cãi trong một thời gian dài.

NGỌA LAN (Theo China.com)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên